/tmp/fgrgm.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Tóm tắt: Cầu Long Bien bắc qua sông Hồng, Hà Nội được khởi công xây dựng năm 1898 do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng. Cầu dài 2290m và có chín nhịp dài, mười nhịp ngắn.Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa. Hai bên là đường ô tô và hành lang ngoài cùng dành cho người đi bộ. Chiếc cầu đã phải chịu những đau thương do mục tiêu ném bom dữ dội của không lực Hoa Kỳ. Đợt hai, cầu bị bắn phá bốn lần với 1000m bị hỏng và hai trụ lớn bị cắt đứt. Nhưng cuối cùng, năm 1972 chiếc cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de. Chiếc cầu mãi có ý nghĩa đối với tác giả nói riêng và với người dân Việt Nam nói chung.
1.Tác giả: Thúy Lan.
2.Tác phẩm:
a) Xuất xứ: Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử của Thúy Lan in trên báo Người Hà Nội.
b) Thể loại: bút kí
c) Bố cục:3 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “ nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội”: Tổng quát về cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.
– Phần 2: Tiếp theo đến “dẻo dai, vững chắc”: Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
– Phần 3: Còn lại: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.
d) Phương thức biểu đạt: thuyết minh kết hợp với miêu tả.
e) Giá trị nội dung
Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bị tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả nước.
f) Giá trị nghệ thuật.
Phép nhân hóa được dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
1. Tổng quát về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.
– Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.
– Thời gian xây dựng: 1898 hoàn thành sau 4 năm
– Do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ép – phen thiết kế.
=> Cầu long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
2. Cầu Long Biên nhân chứng lịch sử sống động, đau thương.
– Quá trình xây dựng cầu:
+ Cây cầu dài 2290m cả phần cầu dẫn với nhìn nhịp dài và mười nhịp ngắn.
+ Cây cầu như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng.
+ Là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt. Nó được xây dựng bằng mồ hôi, xương máu của bao người.
+ Rất nhiều người Việt bị chết trong quá trình làm cây cầu.
– Cây cầu sau năm 1945
+ Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt ở giữa, hai bên đường là đường ô tô và hành lang dành cho người đi bộ
+ Chiếc cầu còn là mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì. Cầu bị đánh mười lần, hỏng bảy nhịp và bốn trụ lớn. Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu nhưng cây cầu vẫn sừng sững.
=> Cầu Long Biên trở thành người đồng hành với bao thế hệ, chứng kiến những thăng trầm, đổi thay lớn lao của người Hà Nội.
3. Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.
– Bây giờ, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường.
– Nó vẫn sừng sững, hiên ngang.
– Cây cầu vẫn có một ý nghĩa lớn lao đối với tác giả và người dân thủ đô nói riêng và khách nước ngoài nói chung.