/tmp/owkou.jpg
Câu 1 (2 điểm)
a. Hành động nói là gì? Kể tên một số kiểu hành động nói thường gặp.
b. Chỉ ra hành động nói trong mỗi câu văn sau?
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)
Câu 2 (3 điểm)
” Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc, Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có”
…
a. Phần trích trên được trích trong văn bản nào? Tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
b. Tại sao nói văn bản trên có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập?
Câu 3 (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả khi xa quê. Qua bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 1
a. – Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định
– Một số kiểu hành động nói thường gặp là: hành động trình bày, hành động hỏi, hành động bộc lộ cảm xúc…
b. – Câu (1): hành động trình bày
– Câu (2): hành động hỏi.
Câu 2
a. Đoạn trích nằm trong văn bản Nước Đại Việt ta, tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
b. Về hình thức: học sinh viết thành đoạn văn nghị luận, biết cách triển khai luận điểm thành một đoạn văn
– Về nội dung: đoạn văn phải có những ý sau:
+ Nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử.
+ Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Câu 3
* Yêu cầu về kĩ năng:
– HS phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm sáng tỏ một nhận định; vận dụng thành thạo các phép lập luận giải thích, chứng minh.
– Bố cục phải rõ ràng, hệ thống luận điểm minh bạch, luận cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn.
– HS phải có ý thức đưa yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự vào bài làm một cách hợp lí để tăng tính thuyết phục cho bài văn.
*Yêu cầu về kiến thức:
– Hs sinh phải biết khai thác kiến thức từ văn bản Quê hương của Tế Hanh để là sáng tỏ luận điểm, biết lấy dẫn chứng từ bài thơ để đưa vào bài.
– Tình yêu quê hương tha thiết sâu nặng được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong bài thơ:
+ Thể hiện ở cách giới thiệu làng quê và miêu tả hình ảnh những ngươì dân chài khoẻ khoắn, đầy sức sống khi ra khơi đánh cá.
+ Thể hiện ở cách miêu tả hình ảnh những người dân trong làng ra đón và đoàn thuyền đánh cá trở về.
+ Thể hiện ở nỗi nhớ tha thiết quê hương khi nhà thơ đi xa.
– Đánh giá: giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết; ngôn ngữ thơ bình dị mà gợi cảm; hình ảnh chọn lọc; tác giả đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Bài thơ cho ta thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết, sâu nặng của nhà thơ.