/tmp/vvdcw.jpg Tục ngữ về con người và xã hội - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Giáo dục trung học Đồng Nai

Tục ngữ về con người và xã hội – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Tục ngữ về con người và xã hội – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Tục ngữ về con người và xã hội trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Tục ngữ về con người và xã hội

Tục ngữ về con người và xã hội rất phong phú. Nó cung cấp những bài học bổ ích,vô giá trong kinh nghiệm ứng xử của con người đối với cộng đồng. Đây là kinh nghiệm giúp con người ứng xử với nhau khôn ngoan, mèm dẻo, trọn nghĩa vẹn tình đồng thời giúp họ tuân theo đúng lề luật mà xã hội đặt ra.

B. Đôi nét về tác phẩm Tục ngữ về con người và xã hội

1. Thể loại: Tục ngữ

2. Tác phẩm

a, Bố cục: 3 nhóm

– Nhóm 1: Câu 1, 2, 3: Tục ngữ về phẩm chất, giá trị con người.

– Nhóm 2: Câu 4, 5, 6: Tục ngữ về học tập, tu dưỡng.

– Nhóm 3: Câu 7, 8, 9: Tục ngữ về quan hệ ứng xử.

Xem thêm:  Viết một đoạn văn tả về con chó năm 2021

b, Giá trị nội dung

– Tôn vinh giá trị con người.

– Đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

c, Giá trị nghệ thuật

– Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

– Ngắn gọn, hàm súc, có vần, có nhịp.

C. Sơ đồ tư duy Tục ngữ về con người và xã hội

Tục ngữ về con người và xã hội - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

D. Đọc hiểu văn bản Tục ngữ về con người và xã hội

Câu tục ngữ 1:

“Một mặt người bằng mười mặt của.”

– Khẳng định giá trị của con người quý giá gấp bội lần so với của cải.

– Câu tục ngữ tương tự: Người sống hơn đống vàng; Còn người, còn của.

– Áp dụng trong nhiều trường hợp:

+ phê phán, phản bác lại những kẻ coi trọng của cải hơn con ngưòi;

+ an ủi, động viên những người bị mất mát, thiệt hại về của cải, chỉ cho họ thấy rằng của cải chỉ có giá trị nhất định, con người mới là đáng quý vì thế không nên quá tiếc nuối, đau buồn.

Câu tục ngữ 2:

“Cái răng, cái tóc là góc con người.”

– Sự khẳng định răng và tóc là hai bộ phận rất quan trọng thể hiện sức khỏe, nét đẹp hình thức của con người → nhắc nhở phải gìn giữ, chăm sóc hai bộ phận quan trọng này.

– Nghĩa sâu xa, thâm thúy hơn: răng, tóc là những bộ phận bề ngoài, thuộc về hình thức, có thể trông thấy được. Từ những nét bề ngoài ấy, có thể nhìn được cả “góc con người”, nghĩa là bước đầu đánh giá được tính tình bên trong của một con người (ví dụ: cẩn thận hay cẩu thả, cầu kì hay xuề xòa, sạch sẽ hay không?..) Với cách hiểu này, câu tục ngữ được áp dụng như một lời khuyên trong những trường hợp muốn đánh giá một con người kiểu như Trông mặt mà bắt hình dong vậy.

Xem thêm:  Hứng trở về (Quy hứng) - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Câu tục ngữ 3:

“Đói cho sạch, rách cho thơm.”

– Nghĩa đen khuyên ta dù đói cũng phải ăn uống sạch sẽ, dù quần áo rách cũng phải giữ gìn cho thơm tho.

– Nghĩa bóng, chính là nghĩa được tổng kết, nâng tầm lên từ nghĩa đen, từ những hiện tượng được nhắc đến trực tiếp trong văn bản: Con người dù nghèo khổ, thiếu thốn cũng phải sống trong sạch, gìn giữ phẩm cách của mình.

⇒ Lời tự răn mình cũng như răn người khác phải biết vượt lên hoàn cảnh khó khăn để giữ gìn phẩm chất, nhân cách của mình như loài hoa sen “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Câu tục ngữ 4:

“Học ăn, học nói, học gói, học mở.”

– Nêu ra những điều con người phải học: ăn, nói, gói, mở. Suy rộng ra, đây là lời khuyên con người phải học để biết cách làm mọi việc (gói, mở), biết cách giao tiếp (ăn, nói) trong cuộc sống.

– Là lời khẳng định rằng mỗi hành vi, cử chỉ đều nói lên tư cách, phẩm chất của con người. Do đó, trong cuộc sống, chúng ta phải học cách giao tiếp, ứng xử, học cách làm việc… để trở thành người có văn hóa. Điều này là cần thiết cho tất cả mọi người.

Câu tục ngữ 5:

“Không thầy đố mày làm nên.”

– Khẳng định vai trò to lớn của người thầy trong việc dạy chúng ta nên người, gây dựng sự nghiệp.

– Là lời thách thức đối với những ai tự đề cao mình, coi thường công lao dạy dỗ của thầy cô.

– Nhắc nhở mỗi người phải biết kính trọng những người thầy đã dạy ta từ những tri thức ban đầu, đặt nền móng cho sự nghiệp của chúng ta.

– Được sử dụng trong trường hợp phê phán một ai đó có thái độ coi thường thầy cô giáo, đồng thời khuyên răn họ cách ứng xử đúng đắn theo truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

Xem thêm:  Kể lại nội dung bài thơ Lượm của Tố Hữu năm 2022

Câu tục ngữ 6:

“Học thầy không tày học bạn.”

– Đề cao vai trò của việc học tập bạn bè, có khi học bạn còn hiệu quả hơn học thầy.

– Như một lời khuyên cho mỗi người cần phải biết học hỏi, tôn trọng những điều hay từ ngay những người bạn, những người xung quanh ta, không nên học một cách máy móc, cứng nhắc, chỉ theo sách vở hay theo lời thầy dạy mà không chịu mở mang, học hỏi.

Câu tục ngữ 7:

“Thương người như thể thương thân.”

– Khuyên nhủ con người hãy thương yêu người khác như thương yêu chính bản thân mình.

– Là truyền thống nhân ái mà nhân dân ta luôn hướng tới và gìn giữ.

Câu tục ngữ 8:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

– Khi được hưởng một thành quả nào đó, chúng ta phải ghi nhớ, biết ơn công lao của người đã gây dựng nên nó.

– Là bài học về thái độ sống chung thủy, có trước có sau, biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong cuộc sống. Khi làm được điều đó, chúng ta sẽ là những con người có nhân cách, trọng tình nghĩa, xứng đáng nhận sự yêu thương và giúp đỡ của mọi người.

– Áp dụng để khuyên răn mỗi người trong cách đối xử với thầy cô, bố mẹ…

Câu tục ngữ 9:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

– Là lời khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Mỗi con người nếu tách rời tập thể thì sẽ bị cô lập, không thể vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu