/tmp/rqnxr.jpg
Gồm 3 phần: đã được phân định rõ trong bài.
Câu 1 (trang 48 sgk Văn 9 Tập 2):
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng con cò, con cò trong ca dao, xuất hiện phổ biến với nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhưng ý nghĩa phổ biến nhất là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.
Câu 2 (trang 48 sgk Văn 9 Tập 2):
– Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
– Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.
– Đoạn 3: từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
Câu 3 (trang 48 sgk Văn 9 Tập 2):
Hai bài ca dao trước đã gợi tả hình ảnh con cò trong không gian và khung cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống bình dị thời xưa. Còn đối với bài ca dao sau (Con cò mày đi ăn đêm…), hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người, đặc biệt là người phụ nữ đang vất vả kiếm sống nuôi con.
Câu 4 (trang 48 sgk Văn 9 Tập 2):
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Hình tượng con cò cũng chính là biểu tượng về tình mẹ, về sự dìu dắt, chăm sóc, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ. Những câu thơ mang tính khái quát trong bài đều là những câu thơ thể hiện tình yêu thương chứa chan của người mẹ dành cho con của mình. Dù ở đâu, ở bất cứ phương trời nào, dù con còn nhỏ hay đã trưởng thành khôn lớn, thì trong mắt của mẹ con vẫn luôn là đứa con bé bỏng được mẹ che chở và yêu thương.
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
Người mẹ hóa thân vào cánh cò cũng là hóa thân của sự hi sinh, nhọc nhằn của mẹ để nuôi con khôn lớn. Cánh cò vỗ cánh qua nôi cũng như người mẹ đang dang vòng tay của mình để che chờ, bảo vệ cho con.
Câu 5 (trang 48 sgk Văn 9 Tập 2):
Chế Lan Viên đã sử dụng thể thơ tự do nhưng các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru. Giọng thơ suy ngẫm, triết lý. Qua đó, tác giả đã thành công ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời du với cuộc sống con người.
Câu 1 (trang 48 sgk Văn 9 Tập 2): Đối chiếu lời ru trong 2 bài thơ
– Hai bài thơ, hai khúc ru nhưng mỗi nhà thơ lại có sự vận dụng khác nhau:
+ Ở Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ vừa trò chuyện với em bé với giọng điệu gần gũi như lời ru, vừa có lời ru trực tiếp của người mẹ. Trong lời ru của người mẹ không chỉ chứa đựng lời yêu thương đôi với con, với bộ đội, làng bản, đất nước mà còn gửi gắm những khát khao, ước vọng qua giấc mơ của con: mong con khỏe mạnh, khôn lớn, thành người lao động giỏi và được sống trong hòa bình, độc lập. Tiết tấu, nhịp điệu bài thơ là sự hòa thanh mới lạ, tạo nên khúc hát ru dịu dàng, đằm thắm, lắng sâu. Bài thơ điệp khúc ba lần nhưng không nhàm nhạt, mà cảm xúc phát triển mỏ rộng dần theo không gian, theo tình cảm và ước mơ của người mẹ.
+ Trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, tác giả lại vận dụng và khai thác từ hình ảnh con cò trong ca dao, từ lời hát, lời ru của bà của mẹ bên cánh võng, hình ảnh con cò thành hình tượng người mẹ lam lũ tảo tần. Hình tượng được phát triển qua mỗi đoạn thơ để bộc lộ chủ đề, tư tưởng tác phẩm: ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với mỗi cuộc đời. con người. Có điều trong giọng điệu của bài thơ mang đậm màu sắc triết lí, suy tưởng hơn là lòi ru ngọt ngào, tha thiết.
Bên cạnh cái khác biệt có sự đồng điệu:
+ Đồng điệu về hình thức: hai bài thơ đều điệp khúc ba lần, lồi ru hầu như dược lặp lại vẹn nguyên, vỗ về, êm ái,…
+ Đồng điệu về nội dung, tư tưởng: hai bài thơ đều ngợi ca những người mẹ lam lũ, tảo tần, tấm lòng bao la, hết lòng vi cuộc sống và tương lai hạnh phúc của những đứa con. Đó là truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam – bà mẹ Việt Nam.
Câu 2 (trang 49 sgk Văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn bình những câu thơ sau:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
Tình mẹ là tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất. Đọc “Con cò” của Chế Lan Viên, tôi thực sự xúc động về tình cảm đó. Tình mẹ ấm áp mà thật bao dung. Từ khi còn tấm bé, nằm nôi cho đến khi con trưởng thành, dang dộng đôi cánh bay khắp bốn phương, mẹ vẫn mãi ở bên cạnh con để che chở, để bảo vệ, để vỗ về con, giúp con có thêm động lực để vượt qua gian khó, có thêm nghị lực để bước đi, để đứng lên sau mỗi vấp ngã. Hình ảnh “con cò” là sự ẩn dụ cho tình mẹ bao la, nhắc nhở rằng: Dù con ở đâu đi chăng nữa, cánh cò – tình mẹ sẽ mãi mãi ở bên con, vĩnh hằng theo thời gian. Con cái cho dù lớn khôn, trưởng thành đi chăng nữa thì trong mắt của người mẹ vẫn mãi nhỏ bé như thuở trong nôi, vẫn luôn sống trong tình yêu thương của mẹ, vẫn cần vòng tay mẹ vỗ về, che chở. Tình yêu của người mẹ mãi còn đó, bất diệt ở bên con.