/tmp/vvobj.jpg
Bài văn Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.
Đề bài:Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
1, Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích:
– Truyện thơ Lục Vân Tiên của tác gia Nguyễn Đình Chiểu là một trong những truyện thơ Nôm đặc sắc của kho tàng thi ca Việt Nam.
– Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu của truyện, miêu tả cảnh Lục Vân Tiên lần đầu gặp Kiều Nguyệt Nga, cho thấy tinh thần trượng nghĩa của nam tử hán thời phong kiến.
2, Thân bài
a, Tình huống gặp gỡ – Lục Vân Tiên đánh cướp:
– Chủ tớ Kiều Nguyệt Nga trên đường bị cướp chặn xe, Lục Vân Tiên tình cờ đi ngang qua, thấy vậy liền ra tay cứu giúp.
– Cảnh đánh cướp thể hiện tài năng võ thuật, sự mưu trí, khỏe khoắn của Lục Vân Tiên:
+ “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”: câu thơ thể hiện sự gan dạ, không do dự lao tới cứu người.
+ “Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ!/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”: hai câu thơ cho thấy bản tính quân tử, minh bạch của Lục Vân Tiên. Trước khi ra tay, chàng tuyên bố lí do sự ra tay của chàng là vì chính nghĩa, việc ra tay cũng minh bạch, không phải đánh lén.
+ Trận đánh gay cấn, “bốn phía bủa vây bịt bùng” vô cùng nguy hiểm, nhưng càng cho thấy tài năng của Lục Vân Tiên: “tả đột hữu xông/ Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”.
⇒ Hình ảnh so sánh Lục Vân Tiên với nhân vật anh hùng Triệu Tử, tả đột hữu xung, câu thơ với giọng điệu nhanh, dứt khoát, tất cả thể hiện sức mạnh của nhân vật.
– Kết quả của trận đánh: kẻ cướp thua tan tác, bỏ cả gươm giáo, thủ lĩnh Phong Lai bị Vân Tiên tiêu diệt.
⇒ Lời thơ như tiếng reo hò trước sự thắng lợi của công lí. Hình ảnh Lục Vân Tiên qua trận đánh trở thành hình ảnh một người anh hùng thượng võ, bênh vực kẻ yếu, trừ gian diệt ác cho nhân dân
b, Cảnh Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga:
Tính cách, phẩm chất của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga thể hiện qua màn đối đáp trả ơn.
– Khi thấy tiếng than khóc trong xe ngựa, Vân Tiên hỏi chuyện, “động lòng” trước cảnh hai cô gái gặp nguy, khẳng định đã trừ hết kẻ gian.
+ Ngăn không cho hai cô gái ra ngoài: tư tưởng nam nữ thụ thụ bất thân thời phong kiến.
+ Hỏi thăm tên tuổi và lí do hai người bị nạn giữa đường.
⇒ Từ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị thể hiện tinh thần võ tướng khi tả cảnh đánh kẻ ác, tác giả chuyển qua sử dụng ngôn ngữ trang trọng để xây dựng đoạn hội thoại. Từ đó cho thấy cả hai nhân vật đều là người có học thức, trọng tôn ti trật tự.
– Khi biết người cứu mình là một trang nam tử hán, Kiều Nguyệt Nga đã kể rõ sự tình: nàng cùng tì thiếp lên đường đến nơi cha đang làm quan, giữa đường gặp cướp may nhờ Vân Tiên cứu. Tính cách và sự giáo dục của nàng thể hiện qua những câu:
+ Làm con đâu dám cãi cha: đặt chữ hiếu lên trước tiên, không quản khó khăn vất vả của bản thân.
+ Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi: quan trọng danh tiết.
+ Muốn lạy tạ ơn cứu mạng của Vân Tiên, mong chàng đi cùng để cha con nàng báo ơn
⇒ Qua đây ta thấy một nhân vật Kiều Nguyệt Nga biết trước sau, hiếu thuận, lễ tiết, là một tiểu thư khuê các có học thức, nghĩa tình.
– Khi nhận được ngỏ ý tạ ơn của Nguyệt Nga, Vân Tiên liền từ chối: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn/ Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
+ Tô đậm thêm phẩm chất con người trượng nghĩa.
+ Thể hiện một phương châm sống của đấng nam nhi thời phong kiến: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng
⇒ Tác giả thông qua nhân vật Lục Vân Tiên nhắc lại những đạo lí làm người cần có ở một trang nam nhi, thông qua Kiều Nguyệt Nga ca ngợi vẻ đẹp chính chuyên của người phụ nữ Việt Nam.
c, Nghệ thuật đoạn trích:
– Nghệ thuật miêu tả nhân vật sử dụng nhiều đối thoại, hành động, ít miêu tả ngoại hình, nội tâm, bởi tác giả sáng tác trong hoàn cảnh bị mù lòa, ông đọc để người khác ghi chép lại nên truyện mang tính chất truyền khẩu. Qua lời nói và hành động, nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất.
– Ngôn ngữ thơ mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày, đậm tính Nam Bộ. Thể thơ lục bát dễ nhớ.
– Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, điển tích, triết luận.
3, Kết bài:
– Kết luận về nội dung: đoạn thơ đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người Nam Bộ nói riêng và con người Việt Nam nói chung. Đoạn thơ cũng là khởi đầu cho đoạn nhân duyên giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
– Nghệ thuật miêu tả nhân vật xuất sắc, ngôn ngữ giàu tính triết lí.