/tmp/libgy.jpg
Nội dung bài viết
Bài văn Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng gồm 2 dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.
Đề bài: Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Giới thiệu tình huống truyện đặc sắc, giàu kịch tính và đậm chất thơ qua đó thấy được tài năng viết truyện của nhà văn cũng vai trò của tình huống truyện đối với việc thể hiện tư tưởng tác phẩm
– Tình huống truyện là tình thế của câu chuyện, là cảnh huống chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột hoặc tiềm tàng để cốt truyện diễn biến, phát triển nhân vật bộc lộ tính cách
1. Nội dung tình huống truyện
+ Ông Sáu nóng lòng muốn nhận con sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ông Sáu là ba chỉ vì vết thẹo trên má mãi tới khi mọi người chuẩn bị trở lại chiến trường miền Đông thì bé Thu mới chịu nhận ba
+ Ở chiến trường vì thương nhớ con ông Sáu đã làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh
– Đặc điểm tình huống truyện Chiếc lược ngà
+ Giàu kịch tính: gây bất ngờ, tò mò cho người đọc
+ Giàu chất thơ: có cảm xúc, sức lay động lòng người
2. Phân tích, chứng minh
* Kịch tính trong tình huống truyện
– Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con ông Sáu và bé Thu đầy bất ngờ khi bé Thu không nhận ba
+ Mọi nỗ lực của ông Sáu trong những ngày ở nhà không thể thay đổi được thái độ của bé Thu đối với mình
– Trước khi ông Sáu đi thật bất ngờ bé Thu lúc này lại thét lên “Ba…a…a…ba!”nhận ông Sáu là ba
– Trở lại chiến khu miền Đông, tất cả tình yêu thương ông Sáu dồn vào làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh
+ Trước khi hy sinh ông Sáu trao lại cây lược ngà cho bác Ba- người đồng đội thân thiết cũng là người chứng kiến câu chuyện của cha con ông Sáu
→ Tình huống chuyện liên tục thay đổi tạo kịch tính, bất ngờ, gây xúc động cho người đọc
* Chất thơ thể hiện
– Tình huống truyện cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu giàu chất thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt, xúc động của tình cha con
+ Hình ảnh ông Sáu vội vàng trong hành động, bối rối trong lời nói với con khiến người đọc cảm thấy cảm động
+ Khi đứa con không nhận ông Sáu là cha, sự thất vọng của ông Sáu lại khiến người đọc thấy xót thương
– Đoạn miêu tả cảnh cha con ông Sáu từ biệt giàu cảm xúc đặc biệt là thái độ của của bé Thu dành cho cha lay động lòng người ( Nhìn thấy cảnh ấy bà con xung quanh không có ai cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như nắm lấy trái tim tôi”)
– Tình huống ông Sáu làm cây lược ngà và trao lại trước khihy sinh là điểm nhấn cho giai điệu về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh
+ Khi trở lại chiến trường, ông Sáu dốc tâm sức làm cho con chiếc lược bằng tất cả nỗi nhớ mong, tình yêu thương và cả niềm ân hận
+ Chiếc lược trở thành biểu tượng của tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp
+ Tình huống truyện toát lên tình cảm, cảm xúc mãnh liệt tinh tế, tạo chất thơ cho thiên truyện này
– Truyện ngắn thành công khi xây dựng tình huống truyện bất ngờ, giàu kịch tính trong diễn biến truyện, gợi lên nhiều cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc
– Tình huống truyện góp phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm: Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
1. Mở bài:
– Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang, tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. ông là nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm viết về cuộc sống gian nan mà hào hùng của đồng bào miền Nam trong cuộc đối đầu lịch sử với quân xâm lược Mĩ.
– Truyện Chiếc lược ngà sáng tác năm 1966 tại chiến trường miền Tây Nam Bộ, nội dung kể về tình cha con vô cùng đặc biệt và cảm động của người cán bộ cách mạng.
2. Thân bài:
* Phân tích:
– Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau bảy năm xa cách.
+ Anh Sáu thoát li gia đình đi hoạt động cách mạng lúc con gái mới được một tuổi. Bảy năm sau, anh mới có dịp ghé thăm nhà, bé Thu đã lên tám tuổi.
+ Anh Sáu vui mừng khôn xiết, muốn bày tỏ tình cảm yêu thương, âu yếm đối với con.
+ Ngược lại, bé Thu đối với anh như người xa lạ: sợ hãi, xa lánh, dù má giải thích thế nào đi nữa, bé vẫn dứt khoát không nhận ba.
+ Bữa cơm đoàn tụ, anh Sáu gắp cho con miếng trứng cá, bé Thu bất thần hất xuống đất. Anh Sáu nổi giận, đánh con một cái vào mông. Bé Thu giận, chèo xuồng sang sông với bà ngoại.
– Cảnh chia tay đầy cảm động.
+ Trong phút chia tay, tình yêu thương và nỗi khát khao được gặp cha bùng dậy trong lòng bé Thu khiến bé hối hả, cuống quýt bày tỏ tình cảm của minh.
+ Bé bật kêu lên tiếng gọi “Ba!”, chạy lại ôm ghì lấy cổ ba không rời, khóc nức nở, không cho ba đi nữa.
+ Chứng kiến cảnh này, ai cũng xúc động, xót xa. Bác Ba (bạn của anh Sáu) bỗng thấy khó thở như có bàn tay nắm lấy trái tim.
3. Kết bài:
– Truyện Chiếc lược ngà đã diễn tả chân thực tinh cha con thắm thiết, sâu nặng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ngời sáng.
– Ẩn dưới câu chuyện được kể một cách khách quan là tiếng nói lên án chiến tranh xâm lược gây bao đau khổ cho con người.