/tmp/lcuqf.jpg
Câu 1 (trang 20 sgk Văn 9 Tập 1):
– Luận điểm: Cuộc chạy đua vũ trang đang đe dọa sự sống còn của toàn thể loài người, và cuộc đấu tranh để giải trừ vũ khí hạt nhân, chấm dứt chạy đua vũ trang là nhiệm vụ cấp bách của toàn thế giới.
– Nội dung ấy được triển khai qua các luận cứ:
+ Kho vũ khí hạt nhân khổng lồ đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt nhiều lần toàn bộ sự sống trên trái đất, thậm chí có thể hủy diệt tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời.
+ Cuộc sống tốt đẹp của con người bị chiến tranh hạt nhân đe dọa.
+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại với lí trí của loài người mà còn đi ngược lại sự phát triển của tự nhiên.
+ Nhiệm vụ của mọi người đó là ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Câu 2 (trang 20 sgk Văn 9 Tập 1):
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả đã chỉ rõ một cách cụ thể qua những lập luận:
– Mở đầu bài viết, tác giả xác định mốc thời gian cụ thể (Hôm nay, ngày 8 – 8 – 1986) và đưa ra số liệu cụ thể (hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh).
– Tác giả đưa ra những tính toán lí thuyết: kho vũ khí ấy “có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời”; hay đưa ra phép tính đơn giản “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.
– Sử dụng điển tích: dùng hình ảnh thanh gươm Đa – mô – clet để người đọc hình dung một cách cụ thể về nguy cơ chiến tranh đang đe dọa loài người.
Câu 3 (trang 20 sgk Văn 9 Tập 1):
– Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ rõ ở chỗ: Nó đã cướp đi khả năng sống tốt hơn của loài người trong xã hội ngày nay.
– Dẫn chứng:
+ So sánh về chi phí cần thiết qua các lĩnh vực: y tế, xã hội, giáo dục, tiếp tế thực phẩm…với những chi phí cho việc trang bị vũ trang quân sự.
+ Những số liệu đưa ra có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Câu 4 (trang 20 sgk Văn 9 Tập 1):
Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại với cả lí trí tự nhiên nữa” bởi:
– Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt toàn nhân loại mà còn tiêu hủy mọi sự sống trên trái đất.
– Sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hóa hết sức lâu dài của tự nhiên, trải qua hàng trăm triệu năm. Nên nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hóa trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hóa sự sống trong tự nhiên.
Câu 5 (trang 20 sgk Văn 9 Tập 1):
Tác giả đặt tên văn bản là “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” vừa để cho mọi người thấy rõ được sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân gây ra đồng thời mục đích chính của tác giả là đó là kêu gọi mọi người đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình. Đây đồng thời là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi người.
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Thay vì ráo riết chạy đua chạy đua vũ trang, tiêu tốn tiền của nhà nước thì các nước hãy tập trung đầu tư vào các cuộc cải cách trên các lĩnh vực về y tế, giáo dục, văn hóa…để làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa. Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình đưa ra được một vấn đề cấp thiết có ý nghĩa nhân loại với sức thuyết phục cao bởi hệ thống lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, xác thực và cả tấm lòng nhiệt thành của tác giả.
Với những lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực tác giả cho mọi người thấy rõ nguy cơ chiến tranh đang đe dọa sự sống trên toàn thế giới:
– Cuộc chạy đua vũ trang là vô cùng phi lí cà tốn kém.
– Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.