/tmp/jhzww.jpg
Nội dung bài viết
Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 11 Học kì 1, Học kì 2 chọn lọc, cực hay, có đáp án được biên soạn theo từng bài học. Hi vọng bộ câu hỏi ôn tập này sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu bài và qua đó giúp các em đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 11.
Câu hỏi: Văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” thuộc thể loại gì?
Trả lời:
Thể loại: Kí sự – thể văn ghi chép câu chuyện có thật tương đối hoàn chỉnh.
Câu hỏi: Trong văn bản “Vào phủ chúa Trịnh”, quang cảnh phủ chúa được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả cực kì tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.
Cung cách sinh hoạt nhiều lễ nghi, khuôn phép cho thấy sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.
Câu hỏi: Những quan sát, ghi nhận của tác giả Lê Hữu Trác trong văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” nói lên cách nhìn, thái độ của ông đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?
Trả lời:
Thái độ: mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa song tác giả vẫn dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây, không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.
Câu hỏi: Qua văn bản “Vào phủ chúa Trịnh”, em có nhận xét gì về nhân cách của Lê Hữu Trác?
Trả lời:
– Lê Hữu Trác là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, già dặn kinh nghiệm.
– Ông là thầy thuốc có lương tâm và đức độ.
– Là người xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm.
Câu hỏi: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Vào phủ chúa Trịnh”.
Trả lời:
Nội dung:
– Phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả.
Nghệ thuật:
– Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh cụ thể, sống động, chọn lựa những chi tiết đắt gây ấn tượng mạnh.
– Cách kể chuyện hấp dẫn, chân thực, hài hước.
– Kết hợp giữa văn xuôi và văn vần làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện kín đáo thái độ của người viết.
Câu hỏi: Theo em, giá trị hiện thực sâu sắc nào được thể hiện trong văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” ?
Trả lời:
Hiện thực phủ chúa được tác giả miêu tả theo quang cảnh của phủ chúa từ ngoài vào trong, không những thế còn là những cách thức trong cung nữa. Mọi thứ nơi đây hiện lên thật sự rất cụ thể.
Trước hết là quang cảnh nơi đây, bước chân vào phủ chúa tác giả không hết khen ngợi bởi sự xa hoa sang trọng nơi đây.
Cảnh vật trong phủ chúa hết sức lạ lẫm, những cái cây lạ lùng những hòn đá kì lạ phô ra trước mắt tác giả. Qua đó tác giả kín đáo phê phán lối sống xa hoa, trụy lạc của phủ chúa Trịnh.
Bên cạnh đó, khi miêu tả khung cảnh giàu sang, phú quý này tác giả còn ngầm báo hiệu sự suy vong và bị tiêu diệt tất yếu.
Không chỉ miêu tả khung cảnh quyền quý, xa hoa, tác giả còn cho thấy cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Qua đó ta thấy được quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống xa hoa và sự lộng quyền của nhà chúa.
Đặc biệt, ngòi bút hiện thực của tác giả còn được thể hiện trong việc miêu tả các chi tiết liên quan đến thế tử.
Dù chỉ là một trích đoạn vô cùng ngắn ngủi, nhưng với ngòi bút tài hoa của Lê Hữu Trác đã phô bày một cách chân thực và đầy đủ nhất hiện thực cuộc sống trong phủ chúa, cũng là hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy là lời phê phán với lối sống xa hoa, hưởng lạc, đồng thời cũng dự báo về sự suy vong tất yếu của nơi đây.
Câu hỏi: Bài thơ “Tự tình II” được viết theo thể thơ nào?
Trả lời:
Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu hỏi: Bài thơ “Tự tình II” đã chọn thời gian và không gian nào để bộc bạch nỗi niềm của nhân vật trữ tình? Em có nhận xét gì về cách chọn không gian và thời gian như vậy?
Trả lời:
– Không gian: rộng lớn, yên tĩnh, thanh vắng.
– Thời gian: đêm khuya
⇒ Không gian, thời gian đặc biệt phù hợp để nhân vật trữ tình bộc bạch nỗi niềm tâm sự. Không gian và thời gian đó cho thấy Hồ Xuân Hương đang thao thức, trằn trọc trong nỗi cô đơn lẻ bóng, đối diện với lòng mình và thấy buồn thương cho bản thân.
Câu hỏi: Hình tượng thiên nhiên trong bài thơ “Tự tình II” góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?
Trả lời:
Hồ Xuân Hương muốn quên đi cảnh hiện tại của bản thân, muốn mượn rượu để giải sầu, rượu lúc đầu có làm cho người say nhưng say rồi lại tỉnh và càng uống càng tỉnh nên càng thấm thía nỗi buồn thân phận.
Nhìn ra cảnh vật thiên nhiên thấy thiên nhiên như có mối đồng cảm với hoàn cảnh của nhân vật trữ tình. Thiên nhiên đẹp nhưng buồn, hay chính là con người buồn cho nên nhìn cảnh vật cũng buồn.
Câu hỏi: Hai câu kết bài thơ “Tự tình II” nói lên tâm sự gì của tác giả?
Trả lời:
Tâm sự: là sự cảm nhận sâu sắc về thời gian kéo theo nỗi đau về thân phận, đọng lại ở 2 câu thơ này là nỗi đau ngao ngán, chán chường bi thương trước duyên phận éo le của số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Câu hỏi: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Tự tình II”
Trả lời:
Nội dung:
Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của Hồ Xuân Hương.
Nghệ thuật:
Ngôn ngữ thơ nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc,…
Câu hỏi: Trong bài thơ “Tự tình II” , tác giả cho ta thấy nhân vật trữ tình đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?
Trả lời:
Nhân vật đang ở trong hoàn cảnh cô đơn, bẽ bàng và tâm trạng buồn tủi xen cả sự chua xót khi nói về thân phận của chính mình.
Câu hỏi: Từ bài thơ “Tự tình II”, qua cuộc đời số phận của Hồ Xuân Hương em có nhận xét gì về số phận của những người con gái khác trong xã hội xưa?
Trả lời:
Nỗi đau của Hồ Xuân Hương cũng chính là nỗi đau chung của những người con gái trong xã hội xưa khi hạnh phúc chỉ là chiếc chăn quá hẹp, họ bị chà đạp lên cả danh dự và nhân phẩm, họ bị tước đi nhiều quyền lợi.
Câu hỏi: Bài thơ “Câu cá mùa thu” được viết trong ngữ cảnh nào?
Trả lời:
Bài thơ được viết trong thời gian sau khi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.
Câu hỏi: Bài thơ “Câu cá mùa thu” thực ra có phải nói chuyện câu cá hay không? Vì sao?
Trả lời:
Bài thơ có nhan đề “Câu cá mùa thu” nhưng không chú ý vào việc câu cá mà chú ý đến cảnh thu: những biến đổi tinh tế của cảnh vật, để rồi từ đó thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong lòng nhà thơ.
Câu hỏi: Bài thơ “Câu cá mùa thu” còn có tên là gì?
Trả lời:
Bài thơ còn có tên là “Thu điếu”- một trong 3 bài thuộc chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.
Câu hỏi: Điểm nhìn cảnh thu của tác giả trong bài thơ “Câu cá mùa thu” có gì đặc sắc?
Trả lời:
Điểm nhìn từ gần thấp đến cao xa rồi lại trở về gần thấp.
Từ điểm nhìn đó nhà thơ có thể quan sát không gian, cảnh sắc thu theo nhiều hướng thật sinh động.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về không gian trong bài thơ “Câu cá mùa thu”? Miêu tả không gian như vậy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào của tác giả?
Trả lời:
Không gian trong bài thơ ngày càng thu hẹp lại, cái tĩnh mịch, vắng vẻ càng bao trùm. Mây thu, trời thu, ngõ trúc đều mang nét đặc trưng riêng: thanh sơ, dịu nhẹ, yên tĩnh.
Không gian đó phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả.
Câu hỏi: Cách gieo vần trong bài thơ “Câu cá mùa thu” có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?
Trả lời:
Cách gieo vần “eo” độc đáo, kết hợp với những từ ngữ tăng tiến gợi lên bức tranh thu rất thơ mộng rất đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ: không khí trong lành, thoáng mát yên tĩnh, vắng vẻ, đẹp nhưng buồn. Bên cạnh đó còn thấy được tình thu ẩn hiện: mội nỗi đau đời của nhân vật trữ tình.
Câu hỏi: Qua bài thơ “Câu cá mùa thu” , em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên, đất nước?
Trả lời:
Qua bài thơ ta thấy Nguyễn Khuyến là người vô cùng yêu thiên nhiên, sống hòa mình với thiên nhiên, một con người yêu nước thầm kín- tâm trạng buồn đau trước sự thay đổi của thời cuộc.
Câu hỏi: Nghệ thuật của “Câu cá mùa thu” có gì đặc sắc?
Trả lời:
– Ngôn ngữ giản dị, trong sáng biểu hiện thần thái của sự vật
– Cách gieo vần độc đáo
– Hình ảnh dân dã, quen thuộc nhưng giàu sức biểu cảm
………………………………
………………………………
………………………………