/tmp/eoreg.jpg
Nội dung bài viết
+ Sáu câu thơ đầu: Khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc.
+ Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh xung quanh.
Câu 1 (trang 160 sgk Văn 10 Tập 1):
– Dụng ý của tác giả khi đặt nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc vì hình ảnh lầu là điểm tựa để nhà thơ suy ngẫm về cuộc sống, về lẽ đời, để bộc bạch cảm xúc của mình.
Câu 2 (trang 160 sgk Văn 10 Tập 1):
– Cảnh đẹp nhưng lại trống vắng, không còn vẻ đẹp của những ngày xưa cũ, của những giá trị hoàng kim xa xưa nên mới “khiến người buồn”.
Câu 3 (trang 160 sgk Văn 10 Tập 1):
– Nhất trí với ý kiến thứ hai. Ở những câu thơ trên, tác giả tập trung miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở lầu Hoàng Hạc. Khung cảnh ấy mang vẻ buồn, tịch mịch, thiếu vắng. Tác giả không hề nhắc tới chữ “sầu” nhưng khi chữ sầu được cất lên thì toàn bộ không gian thơ trước đó như hợp nhất, xoáy sâu nỗi sầu của nhà thơ.
Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp mẫu mực, cổ điển trong bút pháp của nhà thơ Thôi Hiệu. Từ đó, học sinh nắm bắt được tư tưởng chủ đề, nỗi niềm hoài cổ bao trùm bài thơ.