/tmp/uinvz.jpg
Bài 1 (SGK/31)
a,
– Nội dung bác bỏ: Bác bỏ lối sống thụ động
– Cách bác bỏ: dùng biện pháp so sánh và lí lẽ để khẳng định, con người phải đương đấu với sóng gió mới không thể bị đánh bại
b,
– Nội dung bác bỏ: bác bỏ quan điểm kẻ sĩ không nên ra phụng sự công việc cho triều đình
– Cách bác bỏ: tác giả đưa hàng loạt những lí lẽ và dẫn chứng, một loạt những khả năng để hướng người tiếp nhận có lựa chọn đúng đắn
Bài 2 (SGK/32)
Bác bỏ ý kiến b:
– Ngữ văn không đơn thuần là môn học chỉ cần tư duy là được, Ngữ văn cũng là môn học tìm hiểu về các tác phẩm văn chương, nếu không đọc sách thì có tư duy cũng đâu có biết gì về các tác phẩm văn học, thế không gọi là giỏi Văn
– Ý kiến đang nhấn mạnh thực hành, nhưng thực hành cần dựa trên cơ sở lí thuyết, không đọc thì lấy đâu ra ngữ liệu để suy nghĩ và luyện thêm về tư duy
– Không đọc, vốn từ không phong phú đa dạng, vậy luyện cách nói, cách viết hay như thế nào khi vôn từ nghèo nàn?
⇒ Kinh nghiệm học N. Văn:
+ Đọc nhiều sách để gia tăng vốn từ
+ Học có trọng tâm, không lan man
+ Kết hợp học và luyện: Luyện nói, luyện viết
Bài 3 (SGK/32)
MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận ,
TB:
– Giải thích hội nhập là gì: Hội nhập kinh tế và văn hóa
– Khẳng định quan niệm trên là hoàn toàn sai, đó chỉ là lối sống hình thức, nhuộm tóc, uống rượu bia, hút thuộc giỏi mà không có kiến thức, làm sao có thể hội nhập?
– Nguyên nhân dẫn đến quan niệm trên: Một bộ phận giới trẻ thiếu hiểu biết, ăn chơi, bị thu hút, cám dỗ vào hào nhoáng bề ngoài
– Tác hại của quan niệm:
+ Đầu độc giới trẻ, sống theo quan niệm trên sẽ tạo ra thế hệ chây lười, chỉ thích hưởng thụ
+ Đất nước có thế hệ trẻ như thế khẳng định là sẽ ngày càng tuột dốc
– Đưa ra quan niệm cách sống đúng: Hội nhập phải dựa trên nền tảng học vấn và kiến thức, chứ không phải dựa trên những thói ăn chơi trác táng bề ngoài
KB:
– Khẳng định đó là quan niệm sai lầm
– Mở rộng, liên hệ bản thân