/tmp/rbbrm.jpg
Câu 1 (trang 124 sgk Văn 7 Tập 1): Em không tán thành ý kiến trên vì những lí do sau:
– Hai câu thơ đầu tả cảnh là chủ yếu nhưng không phải là không nói đến tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Tác giả nằm ở giường, chắc chắn phải có trăn trở, suy nghĩ gì đó mới không ngủ được ⇒ nhìn thấy ánh trăng rọi xuống giường. Hoặc cũng có thể tác giả chợp mắt rồi chợt tỉnh cho nên mới xuất hiện chữ “nghi thị”. Như vậy, chủ thể trữ tình xuất hiện trong câu thơ được nhìn nhận ở nhiều mặt, nhiều hoạt động, khiến câu thơ không chỉ đơn thuần là tả cảnh.
Câu 2 (trang 124 sgk Văn 7 Tập 1):
a. Hai câu thơ cuối: Cử đầu vọng minh nguyệt/ Đê đầu tư cố hương.
So sánh về mặt từ loại:
Cử – đê: Động từ.
Vọng – tư: động từ.
Minh nguyệt – Cố hương: danh từ.
b. Tác dụng của phép đối trong việc biểu hiện tình cảm đối với quê hương:
– Phép đối đã được tận dụng triệt để để miêu tả hoàn cảnh cũng như diễn tả tâm trạng nhớ quê hương da diết, sâu nặng của nhà thơ.
Câu 3 (trang 124 sgk Văn 7 Tập 1):
Thông qua các động từ “nghi, cử, đê, tư” tâm trạng cũng như cảm xúc của nhà thơ đã được diễn tả liền mạch. Chỉ có một chủ thể trữ tình duy nhất là tác giả thực hiện tất cả các hành động, tâm trạng. Đầu tiên là nghi ngờ, mơ hồ, tiếp đến là ngẩng đầu nhìn lên ánh trăng sáng (ngoại cảnh), cuối cùng là cúi đâu, suy nghĩ về mảnh đất quê hương của mình.
Hai câu dịch mới của Tĩnh dạ tứ:
” Đêm thu trăng sáng như gương,
Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà.”
Hai câu dịch này bám sát vào ý thơ của Lí Bạch thế nhưng có thêm chủ thể của nỗi nhớ là Lí Bạch đã làm mất đi dụng ý của nhà thơ bởi vì tác giả không muốn hé lộ chủ thể của nỗi nhớ là bất kì ai mà muốn nói chung tới nỗi lòng của những người xa xứ. Chính vì thế, bài thơ là tiếng lòng chung của rất nhiều người xa xứ, tạo nên sự đồng cảm lớn lao hơn.