/tmp/panlj.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Nhưng nó phải bằng hai mày
Câu 1 (trang 80 sgk Văn 10 Tập 1):
– Cải đã đút lót cho thầy lí năm đồng trước khi xử kiện và chắc mẩm rằng mình sẽ thắng kiện. Giữa hai nhân vật này là quan hệ đôi bên cùng có lợi.
– Cải vừa nói vừa xòe năm ngón tay, ý nhắc đến năm đồng đút lót từ trước. Thầy lí lại xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, ý chỉ mười đồng, nghĩa là số tiền mà Ngô đút lót gấp đôi Cải. Hai nhân vật có thể hiểu được ý nhau thông qua hành động được kết hợp trong lời nói.
Câu 2 (trang 80 sgk Văn 10 Tập 1):
– Lời nói của thầy lí kết hợp với hành động úp bàn tay trái lên bàn tay phải, ám chỉ việc hối lộ.
– Câu nói của thầy lí ngập ngừng, do dự, dùng cách nói tránh đi “nhưng nó lại phải…bằng hai mày”. Từ “phải” trong lẽ phải được dùng để chỉ hành động hối lộ.
Câu 3 (trang 80 sgk Văn 10 Tập 1):
– Ngô và Cải là hình ảnh của người lao động. Họ đã phải làm mọi cách để có được cuộc sống thuận lợi hơn tuy nhiên, họ vẫn gặp phải những trở ngại, lâm vào tình cảnh bi hài. Hành động của Ngô và Cải vừa đáng thương vừa đáng trách.
– Truyện cười luôn chứa những yếu tố gây cười.
– Yếu tố gây cười trong truyện cười đến từ những yếu tố nghịch lý, trái khoáy, thương xuất hiện trong lời nói, hành động của nhân vật ở cuối câu chuyện.
Qua sự kết hợp lời nói với cử chỉ, cùng lối chơi chữ độc đáo của truyện cười, học sinh thấy được giá trị của câu chuyện: vạch trần lối xử kiện vì tiền của quan lại, phô bày tình cảnh bi hài, vừa đáng thương vừa đáng trách của người lao động.