/tmp/srbuy.jpg
1. Trả lời câu hỏi
– Câu chủ đề:
a. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của để vương muôn đời.
b. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
– Vị trí câu chủ đề:
a. Cuối đoạn
b. Đầu đoạn
– Như vậy:
+ Đoạn a viết theo lối quy nạp vì câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
+ Đoạn b viết theo lối diễn dịch vì câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
2. Trả lời câu hỏi
a. – Lập luận là đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà người viết muốn đạt tới.
– Luận điểm: Ngô Tất Tố miêu tả thái độ của vợ chồng Nghị Quế lúc chị Dậu mang ổ chó đến bán nhằm làm nổi bật bản chất chó đểu của giai cấp thống trị.
– Cách lập luận: Tác giả sử dụng thủ pháp tương phản khi miêu tả 2 thái độ hoàn toàn khác nhau của vợ chồng Nghị Quế:
+ Đối với đàn chó thì quan tâm chiều chuộng
+ Với mẹ con chị Dậu chúng lại xử sự chó má
⇒ bộc lộ bản chất của giai cấp thống trị.
b. Cách lập luận trong đoạn văn đã làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ.
c. Cách sắp xếp ý của tác giả đã làm cho đoạn văn thêm hấp dẫn và thuyết phục.
Đưa chi tiết vợ chồng Nghị Quế yêu thích chó, khiến người ta dễ lầm tưởng với con người bọn chúng cũng đối xử tử tế, nhưng sự thật lại không phải như vậy.
Nếu tác giả đưa nhận xét: “Nghị Quế đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì tuy vẫn là đối lập nhưng hiệu quả bất ngờ sẽ giảm đi rất nhiều
d. Cách dùng từ của tác giả rất đặc biệt và sắc sảo
Những cụm từ như chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà,.. đã tạo nên chất giọng rất riêng, rất ấn tượng, qua đó làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn.
Câu 1 (trang 81 sgk Văn 8 Tập 2): Luận điểm:
– Cần phải viết ngắn gọn, rõ ràng.
– Nguyên Hồng vừa đam mê viết, vừa muốn truyền nghề cho các bạn trẻ.
Câu 2 (trang 82 sgk Văn 8 Tập 2):
– Luận điểm ngay trong câu đầu: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.”
– Các luận cứ:
+ Tế Hanh ghi được những nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương
+ Thơ Tế Hanh đưa vào ta một thế giới rất gần gũi với mỗi con người.
– Cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt:
+ Theo thứ tự hợp lí, luận cứ thứ 2 là hệ quả của luận cứ thứ nhất.
Câu 3 (trang 82 sgk Văn 8 Tập 2): Viết đoạn văn
a) Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài. Học là để có những kiến thức, tiếp thu được những gì thầy cô truyền đạt đến. Đó là nhưng tri thức được nghiên cứu, tìm tòi của các thế hệ từ bao đời, tự bản thân chúng ta không học thì không thể biết hết được. Nhưng nếu chỉ thuộc lí thuyết mà không áp dụng được vào làm bài tập thì học cũng không có ích gì. Khi làm bài tập, sẽ củng cố thêm những gì mình đã học làm cho bản thân hiểu bài sâu hơn.
b) Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Ngày nay, không ít các bạn học sinh đang tạo cho mình một thói quen xấu đó là học vẹt. Học vẹt là học thuộc một cách máy móc, nhưng đầu óc trống rỗng không có sự hiểu biết thật sự nào. Học vẹt đôi khi có tác dụng trong một hoàn cảnh nhất định, nhưng nó không có tác dụng gì đối với sự phát triển năng lực bản thân. Học vẹt sẽ khiến con người ta không cần suy nghĩ, và như vậy sẽ không hiểu được bản chất vấn đề, con người sẽ ngày càng lười suy nghĩ, tim tòi.
Câu 4 (trang 82 sgk Văn 8 Tập 2): Để làm sáng tỏ cho luận điểm “Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu”, em sử dụng những luận cứ sau:
– Mục đích của văn giải thích là để cho người khác hiểu về một vấn đề nào đó.
– Nếu diễn đạt không tốt sẽ càng làm vấn đề trở nên rắc rối, khó hiểu hơn.
– Bởi vậy khi viết cần diễn đạt dễ hiểu, rành mạch; tránh dùng những từ ngữ quá cầu kì, trừu tượng.
⇒ Các luận cứ trên phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn.