/tmp/rxdii.jpg
Bài văn Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.
A. Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề: Ca dao, tục ngữ là kho tàng quý báu mà ông cha ta để lại cho thế hệ sau.Mỗi câu ca dao, tục ngữ đều là kinh nghiệm, lời khuyên từ các thế hệ đi trước cho con cháu sau này.
– Nêu vấn đề: Trong số đó, câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” là bài học quý giá về tình đoàn kết, tương thân tương ái giữa người với người trong xã hội.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Giải thích
– Nghĩa đen: Lá lành che chở, bao bọc lá rách khỏi những tác động xấu từ môi trường
– Nghĩa bóng:
+ Lá lành: Chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh trong xã hội
+ Lá rách: Chỉ những người có cuộc sống thiếu thốn, khiếm khuyến về cả vật chất, tinh thần, sức khỏe…
+ đùm: bao bọc, giúp đỡ, cưu mang, chia sẻ…
⇒ Nghĩa bóng: Những người có cuộc sống đầy đủ cần biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Luận điểm 2: Tại sao lại phải sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau
– Câu tục ngữ là lời khuyên dạy của ông cha ta về lối sống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng là một trong những phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam.
– Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một mình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng, vì vậy, sự sẻ chia, đoàn kết là vô cùng cần thiết để xây dựng một xã hội tốt đẹp.
– Khi một người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn (vật chất, tinh thần, sức khỏe) thì những người xung quanh cần có sự đồng cảm, giúp đỡ, đùm bọc để họ có thể cố gắng vượt qua hoàn cảnh, nỗi đau. Có như vậy, xã hội mới trở nên văn minh và ngày càng phát triển.
– “Cho đi là nhận lại”, nếu chúng ta biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp khó khăn thì không chỉ tự ta thấy thoải mái trong lòng mà còn được những người xung quanh cũng sẽ tin tưởng, quý mến, và tôn trọng. Và chắc chắn trên con đường đời, nếu không may ta gặp khó khăn thì cũng sẽ có những bàn tay đưa ra giúp đỡ ta vượt qua tất cả.
(Lấy dẫn chứng khi đồng bào miền Trung gặp bão lũ…)
– Ngược lại, nếu trước những sự khó khăn, thiếu thốn của người khác mà ta dửng dưng, vô cảm, ích kỉ thì chắc chắn sẽ bị nhận lại những “quả báo” khôn lường.
Luận điểm 3: Làm thế nào để rèn luyện lối sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
– Rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống cao đẹp.
– Luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn bằng các hành động cụ thể, nghĩa cử cao đẹp.
– Kêu gọi giúp đỡ những cảnh ngộ khó khăn ở địa phương và trên khắp mọi miền đất nước.
Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề
– Phê phán những người có lối sống ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mình, vô cảm, dửng dưng trước những khó khăn, bất hạnh của người khác.
– Phê phán những người lợi dụng tình thương của mọi người để ỷ lại, lười biếng, chỉ muốn nhận sự giúp đỡ của người khác mà không biết cố gắng vươn lên.
C. Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ Câu tục ngữ còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, trở thành truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc ta.
– Bài học rút ra và liên hệ bản thân: Chúng ta cần phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp này.