/tmp/eyiwd.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Tóm tắt truyện: Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương, xinh đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Nhà vua muốn kén cho con gái một người chồng xứng đáng. Có hai chàng trai đến cầu hôn: một người là vua vùng non cao, một người là vua vùng nước thẳm. Cả hai đều có tài năng ngang nhau. Nhà vua không biết chọn ai nên đã ra điều kiện “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi” Ngày mai ai mang lễ vật đến trước được rước Mị Nương. Sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến và rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không cưới được Mị Nương đùng đùng nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh. Thần hô mưa, gọi gió dân nước cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập trong biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước. Cuộc đánh ròng rã hàng tháng trời. Cuối cùng Thủy Tinh đành rút quân. Nhưng hàng năm, Thủy Tinh vẫn hô mưa,gọi gió dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp Mị Nương nhưng năm nào cũng thất bại đành rút quân về.
1. Thể loại: Truyền thuyết
2. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “mỗi thứ một đôi”: Vua Hùng thứ mười tám kén rể
– Phần 2: Tiếp theo đến “Thần nước đành rút quân”: Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần.
– Phần 3: Còn lại: Sự trả thù hằng năm về sau của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.
3. Giá trị nội dung
– Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
4. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng các chi tiết tượng tượng, kì ảo.
– Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
1. Vua Hùng kén rể
– Vua Hùng thứ mười tám có người con gái xinh đẹp, hiền dịu tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.
– Có hai chàng trai đến cầu hồn. Cả hai đều ngang tài, ngang sức:
+ Một người vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh
+ Một người gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh
– Vua Hùng không biết chọn ai nên đã đưa ra sính lễ. Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”
=> Lễ vật là những thứ khó kiếm để thử tài hai chàng trai. Lễ vật chủ yếu ở trên cạn nên có thể thấy sự ưu ái của nhân dân đối với thần núi.
2. Sơn Tinh và Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai vị thần
– Nguyên nhân: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không cưới được Mị Nương đùng đùng nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh.
– Diễn biến:
+ Thủy Tinh: hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông cuộn cuộn. Nước dâng ngập cả đồng ruộng, nhà cửa, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh một biển nước.
+ Sơn Tinh: bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, quyết ngăn chặn dòng nước lũ
+ Hai bên đánh nhau ròng rã hàng tháng trời
– Kết quả: Thủy Tinh đã kiệt sức, Sơn Tinh vẫn vững vàng. Thần nước đành rút quân.
=> Sơn Tinh tượng trưng cho cư dân người Việt cổ trong chế ngự thiên tai. Thủy Tinh tượng trưng cho thiên tai, bão lũ.
3. Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh
– Hàng năm, Thủy Tinh vẫn không bỏ cuộc kéo quân đánh Sơn Tinh hòng cướp được Mị Nương.
– Nhưng lần nào, Thủy Tinh cũng thua và đành rút quân.
=> Khẳng định sức mạnh và niềm tin chế ngự chiến thắng thiên tai của nhân dân ta.