/tmp/sqesy.jpg
Nội dung bài viết
– Hai câu thơ đầu: Hình ảnh quê nhà xa xôi tươi đẹp, ấm áp qua nỗi lòng nhớ quê của nhà thơ.
– Hai câu thơ sau: Lời khẳng định tình yêu quê hương của tác giả.
Câu 1 (trang 142 sgk Văn 10 Tập 1):
– Tác giả nhớ quê hương bởi những hình ảnh dân dã, bình dị và đơn sơ như dâu già, lúa, cua,..chứ không phải bởi những sản vật quý hiếm, những thức ngon của lạ. Nỗi nhớ quê của tác giả bộc lộ một cách chân thành, ấm áp và gần gũi.
Câu 2 (trang 142 sgk Văn 10 Tập 1):
– Bài thơ sử dụng những hình tượng thơ độc đáo
→ Hình ảnh gắn với thôn quê gần gũi, dân dã: dâu già, tằm, lúa, cua.
→ Hình ảnh biểu tượng: Giang Nam ⇒ biểu tượng cho xứ người xa hoa tráng lệ, những vùng đất giàu có, đô hội, trái ngươc với quê nhà nơi xa xôi.
– Bằng những hình tượng thơ ấy tác giả khẳng định lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc xuất phát từ trái tim, chứ không bởi những hào nhoáng, vật chất bề ngoài. Nhà thơ yêu và nhớ quê hương bởi chính cái mộc mạc và bình dị của miền đất ấy.
– Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được tình cảm đặc biệt của tác giả đối với quê hương đất nước thông qua những hình ảnh đặc biệt, ấn tượng.