/tmp/fvbti.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Đeo nhạc cho mèo
– Phần 1 (từ đầu đến “sợ mèo rồi”): giới thiệu nguyên nhân chuột sợ mèo.
– Phần 2 (tiếp đến “gì nữa”: kể về việc họp bàn và phân công chuột Chù đi đeo nhạc cho mèo.
– Phần 3 (tiếp đến “không biết”): Chuột Chù đi đeo nhạc cho mèo.
– Phần 4 (còn lại): vụ đeo nhạc cho mèo thất bại và chuột vẫn sợ mèo.
Câu 1 (trang 107 sgk Văn 6 Tập 1):
– Tóm tắt câu chuyện: Tự bao giờ, mèo cứ xơi chuột mãi, vì thế chuột mới đẻ ra đã sợ mèo. Một hôm, cả làng chuột đã họp lại với nhau bàn cách chống lại mèo. Ông chuột Cống có sáng kiến là sẽ đeo nhạc vào cổ mèo để mèo đi đâu cũng sẽ phát ra âm thanh, chuột nghe thấy còn biết đường mà chạy. Cả làng chuột đều thấy đấy là một ý kiến vô cùng hay và hiệu quả. Thế nhưng khi phân công người làm việc khó khăn này thì chuột nào cũng cố gắng tìm cách từ chối. Cuối cũng có anh chuột Chù không biết chối từ như thế nào nên đành phải nhận lời. Khi thấy chuột Chù rón rén lại gần, mèo nhe nanh, giơ vuốt lên khiến chuột Chù sợ hãi vội vàng vứt chuông nhạc chạy về nói với làng. Từ đấy, không một ai dám bàn đến cái nhạc nữa. Cho nên đến tận bây giờ, loài mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.
Câu 2 (trang 107 sgk Văn 6 Tập 1):
– Những chi tiết đối lập trong cuộc họp cử người đi đeo nhạc cho mèo:
+ Lúc đầu, khi nghe sáng kiến của chuột Cống thì ai nấy đều đồng thanh ưng thuận và thấy đấy là một sáng kiến vô cùng hay.
+ Thế nhưng lúc phân công thì chuột này đẩy cho chuột kia và lấy đủ các lí do nào là: đấy là việc tầm thường không đáng để đi làm (chuột Cống), tuy nhỏ bé nhưng vẫn là có người có chức (chuột Nhắt),…
Qua đây chứng tỏ rằng cả làng chuột này chỉ toàn là những kẻ nói suông, vui đâu chầu đấy. Đến khi thực sự cần, công việc mà nguy hiểm đến tính mạng cá nhân thì ngay lập tức mọi việc sẽ là như câu thành ngữ “cháy nhà mới ra mặt chuột”.Cụ thể đó là, không ai chịu làm mà đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, để cốt nhất là mình được an toàn.
Câu 3 (trang 107 sgk Văn 6 Tập 1):
– Các tác giả dân gian đã rất thành công khi dùng ngòi bút miêu tả đặc điểm của từng loại chuột trong truyện rất sinh động. Cụ thể, tính nhí nhắt của anh chuột Nhắt, ông chuột Cống thì “rung rinh béo tốt”, anh chuột Chù có mùi hôi đi vào câu ca, …
– Mỗi loại chuột ám chỉ một loại người trong xã hội cũ:
+ Ông chuột Cống rung rinh béo tốt chính là đại diện cho những kẻ làm quan, bề trên quen thói được hưởng sự phục vụ từ kẻ dưới.
+ Chuột Nhắt thì láu cá, khôn lỏi là hạng người được coi là cũng có một chút địa vị nhưng lại tính dở ông dở thằng.
+ Chuột Chù hiền lành, thật thà chính là đại diện cho tầng lớp thấp cổ bé họng trong xã hội luôn bị chèn ép và bắt nạt.
Câu 4 (trang 107 sgk Văn 6 Tập 1):
– Trong cuộc họp làng chuột, chuột Cống là người có quyền xướng việc và sai khiến. Vì chuột Cống được coi là người có địa vị trong làng, không cần làm những việc được xem là tầm thường, nhỏ bé. Cho nên những kẻ cùng đinh, ở dưới như anh chuột Chù thì tất nhiên phải làm những công việc khó khăn cho làng. Như vậy, phần nào câu chuyện cũng phản ánh sự bất công vốn có trong xã hội đó là những kẻ bề trên thì luôn có quyền chèn ép những người ở dưới mình.
Câu 5 (trang 107 sgk Văn 6 Tập 1):
– Truyện “Đeo nhạc cho mèo” đưa ra nhiều bài học sống vô cùng quý giá như:
+ Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc gì đó.
+ Cần phải phân công rõ ràng các nhiệm vụ phù hợp với năng lực của từng người.
+ Không được cậy vào quyền cao mà bắt người khác phải làm việc nọ việc kia.
Ở trong làng của loài chuột, chuột Cống được xếp vào bậc bề trên có chức vị cao nhất, nên được ngồi trên chiếu trên. Cho nên cuộc họp làng để bàn chuyện đeo nhạc cho mè do chuột Cống là người khởi xướng và phân công nhiệm vụ. Tất cả họ hàng nhà chuột đều cho đó là một sáng kiến vô cùng hay và ý nghĩa vì nó có thể cứu cả dòng tộc. Tuy nhiên, đến lúc phân công người đi đeo nhạc cho mèo thì ông Cống đã vô tình để lộ bản chất nhút nhát của mình. Ông ta đã cố tình bao biện cho cái tính ấy bằng lí do mình là bậc cao trong làng nên cái việc nhỏ bé, tầm thường này chẳng xứng đáng để ông phải đích thân thực hiện. Vì thế, điều tất nhiên sẽ xảy ra đó là trách nhiệm khó khăn, nguy hiểm luôn dồn về phía những kẻ yếu thế hơn phải đảm nhiệm. Những điều này chứng minh rằng chuột Cống chính là một kẻ thích huênh hoang nhưng lại là một kẻ vô cùng nhút nhát. Và ông chính là đại diện cho những kẻ có chức sắc trong xã hội làng xã thời xưa.