/tmp/npjpp.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Câu 1 (trang 94 sgk Văn 7 Tập 2):
Đây là tác phẩm hoàn toàn tưởng tượng hư cấu dựa trên sự kiện có thật là cụ Phan Bội Châu bị bọn thực dân bắt và kết án. Dựa vào điểm nhìn của tác phẩm là điểm nhìn của Nguyễn Ái Quốc, các chi tiết hư cấu nhằm hạ bệ những trò lố lăng, bịp bợm cuả thực dân đối với các nước thuộc địa, đặc biệt là Đông Dương. Thể hiện qua câu văn: “Trước kết, ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã”, “Nhưng chúng ta hãy theo dõi, theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, những trò lố chính thức của ông Va-ren.”
Câu 2 (trang 94 sgk Văn 7 Tập 2):
a. Varen đã hứa về việc Phan Bội Châu là: Va-ren hứa chăm sóc cụ Phan trước khi sang nhậm chức.
b. Thực chất của lời hứa đó là sự bịp bợm, hứa nửa vời: Vì công luận Pháp đòi hỏi, đồng thời hắn còn muốn lấy lòng dư luận. Nhưng thực chất đó là lời hứa để ve vuốt, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. Lời hứa thực chất là một trò lố của tên chính khách làm trò chính trị. Câu hỏi mang tính chất nghi ngờ, mỉa mai lời hứa của Va-ren vì lời hứa không tự mình thốt ra mà do sức ép của công luận, vì để nhận chức cho an toàn, chắc gì hắn đã giữ lời hứa. Và thực tế Phan Bội Châu vẫn bị cầm tù
Câu 3 (trang 94 sgk Văn 7 Tập 2): Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế.
a. Số lượng lời văn dùng chủ yếu để xây dựng nhân vật Va ren khiến hắn bộc lỗ hết những luận điệu xảo trá, bịp bợm. Ngôn ngữ của Varen gần như đối thoại, đơn thoại 1 mình vì Phan Bội Châu dường như không nói gì, chỉ cười nhếch mép.
b. Qua những lời lẽ có tính chất đối thoại, độc thoại của Va ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách của hắn được hiện lên là kẻ phản bội lí tưởng đê tiện nhất lại đi khuyên người trung thành với lí tưởng cao cả nhất. Lời hứa chăm sóc cụ PBC không chỉ là lời hứa suông mà còn là trò bịp bợm đáng cười.
c. Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, cho thấy Phan Bội Châu là người có khí phách cương nghị, cứng rắn, ngang tàng, tỉnh táo trước mọi luận điệu xảo trá của kẻ thù.
Câu 4 (trang 94 sgk Văn 7 Tập 2):
Cách kết truyện chỉ dừng lại ở câu: ‘ …Chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va ren cũng như Va ren không hiểu (Phan) Bội Châu” thì dụng ý nghệ thuật của tác giả không đạt. Bởi lẽ độc giả sẽ có người lầm tưởng cụ Phan không hiểu ra trò lừa bịp bợm của Va ren,việc thêm đoạn kết khiến cho cách chống trả của cụ Phan trở nên quyết liệt hơn, không chỉ biểu hiện ở thái độ mà phải chống trả quyết liệt bằng hành động đầy khinh bỉ đó.
Câu 5 (trang 95 sgk Văn 7 Tập 2):
Giá trị của lời T.B như khẳng định rõ ràng thêm khí phách của Phan Bội Châu trước những trò lố bịp bợm của Va-ren. Nếu trong đoạn kết, thái độ khinh bỉ kẻ thù của Phan Bội Châu thể hiện bằng hình thức ứng xử im lặng dửng dưng thì trong phần tái bút này lại là một hành động đối phó mạnh mẽ: nhổ vào mặt Va-ren. Sự phối hợp giữa T.B với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai càng khẳng định mức độ tin cậy cả câu chuyện, đó là tài năng trong việc xây dựng yếu tố nghị luận có dẫn chứng thuyết phục của Bác Hồ.
Câu 6 (trang 95 sgk Văn 7 Tập 2): Đặc điểm tính cách của nhân vật Va ren và cụ Phan Bội Châu là:
– Varen: Kẻ thực dụng đê tiện, sẵn sàng làm mọi thứ chỉ vì quyền lợi cá nhân. Con người phản bội giai cấp
– Phan Bội Châu: Là con người cứng cỏi, không chịu khuất phục và đầy kiêu hãnh.
Câu 1 (trang 95 sgk Văn 7 Tập 2):
Thái độ của tác giả đối với Phan Bội Châu là sự ngưỡng mộ, sùng kính, trân trọng khí phách của một chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX. Căn cứ vào những câu văn dùng để miêu tả về khí phách của cụ Phan Bội Châu:
Câu 2 (trang 95 sgk Văn 7 Tập 2):
Những trò lố hiểu là những cái đáng cười, cái lố bịch, nhố nhăng, xảo trá, bịp bợm.
Bài viết đã khắc họa được tính cách của hai nhân vật đại diện cho hai lực lưỡng xã hội đối kháng nhau thời Pháp thuộc, qua đó muốn khẳng định tinh thần yêu nước kiên cường bất khuất của các chí sĩ yêu nước thời kì đó.