/tmp/ugrdn.jpg
a. Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông bị gãy đùi đã nói lên một phẩm chất đạo đức vô cùng cao quý của người thầy thuốc đó là coi trong tính mạng của con người. Khi chữa bệnh, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn mà luôn dốc lòng để cứu chữa cho người bệnh.
b.
– Chủ đề: Thầy thuốc phải hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh.
– Chủ đề được thể hiện trực tiếp trong câu văn sau: “Ông chẳng những là người mở mang ngành Y dược dân tộc, mà còn là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh”.
c. Em sẽ chọn nhan đề là “Y đức của Tuệ Tĩnh”. Bởi lẽ, hai tiếng “y đức” là hai tiếng khái quát nhất về những phẩm chất đạo đức mà bất cứ một vị thầy thuốc nào cũng cần. Không nhưng thế, khi kết hợp với tên của Tuệ Tĩnh thì đã nói lên được tất cả về vị thầy thuốc này.
d. Các phần Mở bài, thân bài, kết luận về thầy thuốc Tuệ Tĩnh đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu của bài văn tự sự:
+ Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
+ Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.
+ Kết luận: Kể kết cục của sự việc.
Câu 1 (trang 45 sgk Văn 6 Tập 1):
a.
– Sự việc tập trung thể hiện chủ đề đó là: người nông dân xin nhà vua thưởng roi.
– Câu văn thể hiện việc này: “Xin bệ hạ thưởng cho thần năm mươi roi…”
b.
– Mở bài: Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua.
– Kêt luận: Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một ngàn rúp.
– Thân bài: Còn lại.
c.
– Giống nhau: Đều có bố cục ba phần.
– Khác nhau:
+ Truyện về Tuệ Tĩnh: Nội dung chủ đề được giới thiệu ngay ở phần mở bài. Còn kết bài thì mang tính gợi mở.
+ Truyện “Phần thưởng”: mở bài chỉ nêu ra tình huống. Kết bài ở ngay khi diễn biến sự việc đang ở diễn biến cao trào.
d. Sự việc trong thân bài thúc vị ở chỗ:
– Người nông dân nghèo khó mong nuốn được nhà vua thưởng roi. Còn tên cận thần cạnh nhà vua lại tham lam mong muốn được chia một nửa phần thưởng.
Câu 2 (trang 46 sgk Văn 6 Tập 1):
– Phần mở bài:
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh: giới thiệu chuyện vua Hùng kén rể.
+ Sự tích hồ Gươm: Đức Long Quân quyết định cho Lê Lợi mượn gươm thần.
– Phần kết bài:
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh: “Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, thần nước đánh mỏi mệt, chán chê cũng không thắng nổi thần núi để cướp Mị Nương đành rút quân về.”
+ Sự tích hồ Gươm: “Vua nâng gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn thấy một vật gì đó le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng có tên là hồ Hoàn Kiếm.”