/tmp/grxoy.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Thống kê văn bản đã học trong chương trình văn 6 theo bảng:
STT | Các phương thức biểu đạt | Thể hiện qua các văn bản đã học |
---|---|---|
1 | Tự sự | 1. Con Rồng cháu Tiên 2. Bánh chưng bánh giầy 3. Thánh Gióng 4. Sơn Tinh, Thủy Tinh 5. Sự tích hồ Gươm 6. Thạch Sanh 7. Em bé thông minh 8. Cây bút thần 9. Ông lão đánh cá và con cá vàng 10. Ếch ngồi đáy giếng 11. Thầy bói xem voi 12. Đeo nhạc cho mèo 13. Chân, tay, tai, mắt, miệng 14. Treo biển 15. Con hổ có nghĩa 16. Mẹ hiền dạy con 17. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng |
2 | Miêu tả | 1. Bài học đường đời đầu tiên 2. Vượt thác 3. Sông nước Cà Mau 4. Bức tranh của em gái tôi 5. Mưa |
3 | Biểu cảm | 1. Buổi học cuối cùng 2. Đêm nay Bác không ngủ 3. Lượm 4. Lòng yêu nước |
4 | Nghị luận | 27. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ |
Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Lập bảng theo mẫu:
STT | Tên văn bản | Phương thức biểu đạt chính |
---|---|---|
1 | Thạch Sanh | Tự sự |
2 | Lượm | Biểu cảm, tự sự, miêu tả |
3 | Mưa | Miêu tả, biểu cảm |
4 | Bài học đường đời đầu tiên | Miêu tả, tự sự |
5 | Cây tre Việt Nam | Biểu cảm, thuyết minh |
Câu 3 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
STT | Phương thức biểu đạt | Đã tập làm |
---|---|---|
1 | Tự sự | x |
2 | Miêu tả | x |
3 | Biểu cảm | |
4 | Nghị luận |
Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
So sánh theo bảng:
STT | Văn bản | Mục đích | Nội dung | Hình thức |
1 | Tự sự | Kể chuyện | Một chuỗi sự việc, có sự việc mở đầu, sự việc kết thúc liên quan tới nhân vật. | Văn xuôi |
2 | Miêu tả | Tái hiện chân dung | Hình dáng, đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng. | Văn xuôi |
3 | Đơn từ | Bày tỏ nguyện vọng | Người gửi và người nhận đơn. Nguyện vọng | Văn xuôi |
Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Các phần của văn bản:
STT | Các phần | Tự sự | Miêu tả |
---|---|---|---|
1 | Mở bài | Giới thiệu về đối tượng sự vật được kể. | Giới thiệu về sự vật, đối tượng được miêu tả. |
2 | Thân bài | Kể chuỗi sự kiện liên quan tới nhân vật. | Miêu tả đặc điểm, tính chất sự vật theo trình tự nhất định (từ khái quát tới cụ thể, hoặc ngược lại). |
3 | Kết bài | Kết quả, suy nghĩ. | Nhận xét, cảm nghĩ |
Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Mối quan hệ giữa nhân vật, sự kiện, chủ đề:
– Nhân vật với hành động, suy nghĩ, sự tương tác lẫn nhau sẽ nêu bật được chủ đề.
– Chủ đề là vấn đề cốt lõi được biểu hiện thông qua nhân vật, sự kiện.
– Sự kiện sắp xếp theo trình tự, nối kết các nhân vật với nhau, thể hiện chủ đề của tác phẩm.
– Ví dụ: Trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”, sự kiện được kể đều liên quan đến nhân vật “tôi” và qua các sự việc và nhân vật trung tâm, thông điệp của tác giả muốn gửi gắm.
Câu 4 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, tính nết, cử chỉ, hành động, suy nghĩ. Qua lời nhận xét của các nhân vật khác hoặc của người tả, kể.
– Ví dụ: Nhân vật dượng Hương thư trong văn bản “Vượt thác” được miêu tả qua lời kể của nhân vật tôi với những chi tiết về ngoại hình khi vượt thác, hành động, lười nói.
Câu 5 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Thứ tự kể: Theo trình tự thời gian: Câu chuyện mạch lạc, rõ ràng.
– Kể ở ngôi thứ ba và thứ nhất: người kể giấu mình, có thể kể tự do, linh hoạt những gì diễn ra.
– Ở ngôi kể thứ nhất: Tăng độ tin cậy, tính biểu cảm của văn bản.
– Ví dụ: “Bức tranh của em gái tôi” được kể ở ngôi thứ nhất làm cho câu truyện chân xác, đáng tin cậy.
Câu 6 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người để tả cho đúng, sâu sắc tránh tả chung chung, hời hợt, chủ quan, sai lệch với hiện thực đời sống. Từ quan sát mới có thể nêu nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh… để nêu bật những đặc điểm riêng biệt của đối tượng.
Câu 7 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Các phương pháp miêu tả đã học
– Tả cảnh thiên nhiên
– Tả người
– Tả đồ vật
– Tả cảnh sinh hoạt
– Tả con vật
– Miêu tả sáng tạo tưởng tượng.
Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong vai anh đội viên, hãy kể lại câu chuyện cảm động trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.
– Dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh đêm ở rừng
+ Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian như trong thơ (người kể xưng “tôi”)
+ Kết bài: Cảm xúc của nhân vật “tôi” về Bác
Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Dựa vào bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, hãy tả lại trận mưa rào mà em có dịp quan sát.
– Dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu về trận mưa
+ Thân bài: Miêu tả cảnh vật trong trận mưa theo trình tự thời gian (trước, trong và sau cơn mưa, khung cảnh, cuộc sống loài vật, cây cối, con người).
+ Kết bài: Cảm nhận của người kể về trận mưa.
Các bạn có thể tham khảo phần III. Luyện tập bài soạn Mưa (Trần Đăng Khoa)
Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Dàn ý của đơn trên chưa có mục trình bày lí do và nguyện vọng đề nghị được giải quyết.
– Mục này là mục không thể thiếu.