/tmp/jbexm.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 101 sgk Văn 10 Tập 2): Những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình thường của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ và hoán dụ.
Câu 2 (trang 101 sgk Văn 10 Tập 2): Tính hình tượng là đặc trưng tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, vì:
– Tính hình tượng vừa là mục đích, vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật. Trong sáng tạo văn học, nhà văn dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng ⇒ Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của phong cách nghệ thuật.
– Tính hình tượng bao quát hai đặc trưng còn lại:
+ Hình tượng là phương tiện giúp nhà văn truyền tải tâm tư, tình cảm của mình đến với bạn đọc (tính truyền cảm).
+ Trong quá trình sáng tạo hình tượng, nhà văn bộc lộ cá tính sáng tạo và dấu ấn cá nhân của mình (tính cá thể).
Câu 3 (trang 101 sgk Văn 10 Tập 2):
a. Chọn: từ “canh cánh” hoặc “thấm đượm”.
Lý do: câu văn này mang sắc thái biểu cảm. Những từ còn lại mang đậm chất nghị luận nên đưa vào không hợp lý.
b.
– Dòng 3 (gieo, vãi, phun, rắc) ⇒ chọn “rắc”.
– Dòng 4 (hủy, diệt, tiêu, triệt, giết) ⇒ chọn “giết”
Lý do: phù hợp với ngữ cảnh, ý nghĩa biểu đạt và ý thơ.
Câu 4 (trang 102 sgk Văn 10 Tập 2): Có thể lập bảng so sánh để thấy được những nét riêng trong ba đoạn thơ cũng như trong sáng tác của ba nhà thơ
Tiêu chí so sánh | Nguyễn Khuyến | Lưu Trọng Lư | Nguyễn Đình Thi |
Thời đại | Phong kiến | Pháp thuộc | Sau Cách mạng tháng Tám |
Từ ngữ | Ước lệ, những từ ngữ gợi tả sắc xanh: trời xanh, cây xanh, nước biếc,… | Giản dị, chân thực, từ láy: xào xạc, ngơ ngác | Vui tươi, hồ hởi, từ ngữ biểu lộ cảm xúc chân thực: vui, phấp phới, nói cười thiết tha,.. |
Nhịp điệu | Nhịp thơ chậm dãi, trang nhã, nhịp 4/3 và 2/2/3 cổ điển. | Nhịp điệu thổn thức Nhịp 3/2 | Nhịp thơ tự do, linh hoạt |
Hình tượng thơ | Thanh cao và tĩnh lặng | Hình tượng lá vàng ⇒ tả thực, mới lạ | Hình tượng núi đồi, gió, rừng tre, trời thu ⇒ mùa thu gần gũi, chân thực. |
Qua bài học, học sinh có thể biết được:
– Tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật.
– Tìm hiểu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
– Phân biệt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các phong cách ngôn ngữ khác.
Nội dung:
– Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
– Ngôn ngữ nghệ thuật được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
– Hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật là cơ sở hình thành phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm văn chương.
– Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.