/tmp/dtpap.jpg
Câu 1 (trang 157 sgk Văn 10 Tập 1):
– Bài 1: Tác giả đã ở Ê-đô suốt mười năm “mười mùa sương”, đến khi rời Ê-đô về thăm quê cũ lại thấy rằng Ê-đô chính như là cố hương của mình, thấy nhớ nhung không thôi.
– Bài 2: Tiếng chim đỗ quyên hót khiến tác giả nhớ lại quá khứ. Tác giả đang đứng trên đất kinh đô Ki-ô-tô nhưng không còn là Ki-ô-tô của 20 năm trước đây nên tác giả thấy nhung nhớ, nuối tiếc hình ảnh Ki-ô-tô của quá khứ khi đang nhìn thấy Ki-ô-tô của thời hiện tại.
Câu 2 (trang 157 sgk Văn 10 Tập 1):
– Bài 3: Tác giả về quê khi mẹ đã mất, chỉ còn lại nắm tóc bạc trên tay như làn sương thu mong manh đã tan đi giống như cuộc đời mẹ. Giọt nước mắt của tác giả không thể ngăn được cứ thế mà tuôn ra.
– Bài 4: Tác giả nghe thấy vượn hú não nề trong rừng nên liên tưởng đến hình ảnh những đứa trẻ vì đói nghèo mà bị bỏ rơi. Những đứa trẻ ấy liệu có còn mang dáng hình ban đầu vốn có của chúng hay không.
– Hai bài thơ sử dụng những hình ảnh mơ hồ, hư ảo là làn sương thu và gió mùa thu tái tê. Làn sương thu mong manh ấy là hiện thân của một kiếp sống đã lụi tàn, còn gió mùa thu tái tê chính là sự hình tượng hóa nỗi lòng đau xót của tác giả.
Câu 3 (trang 157 sgk Văn 10 Tập 1):
– Nhà thơ có một tâm hồn nhân ái, nhạy cảm đặc biệt, ông quan tâm tới tất cả những số phận bé nhỏ, tội nghiệp xung quanh mình.
Câu 4 (trang 157 sgk Văn 10 Tập 1):
– Những sự vật, hiện tượng tưởng chừng như không liên quan đến nhau lại được tác giả đặt cạnh nhau:
→ Bài 6: những cánh hoa đào lả tả rơi như gợn lên những đợt sóng ở hồ Bi-oa.
→ Bài 7: những cảm giác, âm thanh và vật thể được đặt trong mối tương giao, vắng lặng u trầm là cảm giác của con người lại thấm được vào đá, âm thanh của tiếng ve cũng được đặt cạnh đó.
– Hình tượng thơ đẹp và thú vị bởi những cảm giác thẩm mĩ mới lạ mà chúng tạo ra, tác giả đã kết hợp một cách độc đáo những sự vật trong vũ trụ lại với nhau.
Câu 5 (trang 157 sgk Văn 10 Tập 1):
– Dù thân thể của tác giả đang phải chịu đựng bệnh tật, không thể tiếp tục nhưng chuyến đi của mình nhưng tâm tưởng của tác giả vẫn phiêu du theo những chuyến phiêu bạt trên những cánh đồng hoang vu. Bệnh tật không thể nào giam cầm được khát vọng sống và lãng du của Ba-sô.
Câu 6 (trang 157 sgk Văn 10 Tập 1):
– Quý ngữ trong bài 6: lả tả, gợn.
– Quý ngữ trong bài 7: vắng lặng, u trầm.
– Quý ngữ trong bài 8: mộng, phiêu bạt.
– Bài 6: Cả không gian rộng lớn chỉ có những cánh hoa đào lả tả rơi trên mặt hồ Bi-oa, cả không gian thiếu vắng, trống trải.
– Bài 7: Vẻ u trầm của không gian xuyên thấm cả vào vật vô tri như đá, tiếng ve cất lên là âm thanh náo động nhưng lại càng làm nổi bật sự vắng lặng đến tịch mịch của khung cảnh.
– Bài 8: Tác giả phải chịu cảnh đau đớn trên giường bệnh, trong mộng tưởng của người bệnh ấy vẫn phiêu du về cánh đồng hoang vu xa xôi. Vẻ u huyền của không gian cánh đồng hoang vu tràn cả vào tâm tưởng của nhà thơ.
Qua bài thơ, học sinh tiếp cận với vẻ đẹp độc đáo về nội dung và nghệ thuật của thể loại thơ Hai-cư mới mẻ.