/tmp/cwrxr.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Mẹ tôi
Câu 1 (trang 11 sgk Văn 7 Tập 1): Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi” vì:
– Nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.
– Người bố viết thư cho con vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ, người bố muốn con nhận ra lỗi lầm của mình, qua đó để giáo dục con cần phải kính trọng, yru thương mẹ
– người đã sinh thành và hết mực yêu thương nuôi nấng mình.
Câu 2 (trang 12 sgk Văn 7 Tập 1): Thái độ của người bố đối với En – ri –cô qua bức thư là: buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô, nghiêm khắc chỉ ra lỗi lầm đó và phê bình thái độ của con.
Dựa vào 1 số lời nói, nghiêm khắc phê bình En – ri – cô của người bố mà ta biết được điều đó như:
“… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.
– “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.
– “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.
– “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.
– “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.
Lí do khiến ông bố có thái độ đó là: Ông bố rất mực yêu thương đứa con, hiểu được nỗi vất vả mà người mẹ đã sinh thành và nuôi nấng En – ri – cô ra sao, và quan trong nhất bố muốn con nhận ra lỗi lầm của mình để sửa chữa.
Câu 3 (trang 12 sgk Văn 7 Tập 1): Những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ của En-ri-cô:
+Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con.
+Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
+Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con….
Qua đó giúp ta hiểu rằng mẹ của En-ri-cô cũng giống như bao người mẹ khác, hết mực yêu thương, lo lắng, quan tâm nuôi nấng và chăm sóc con, đặc biệt ta thấy được tình cảm mẫu tử thiêng liêng và bất diệt mà người mẹ đã dành cho con.
Câu 4 (trang 12 sgk Văn 7 Tập 1): En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố vì:
– Bố gợi lại những kỉ niệm thiêng niêng, sâu sắc giữa mẹ và En-ri-cô khiến cậu bé nhớ lại những kỉ niệm đó.
– Thái độ nghiêm khắc chỉ ra lỗi lầm của En – ri –cô và sự kiên quyết yêu cầu cậu bé nhận lỗi khiến cậu nhận ra lỗi lầm của mình.
– Sau đó, bố dùng những lời nói chân thành, thủ thỉ để khuyến khích cậu bé mạnh dạn xin lỗi mẹ
– En-ri-cô thấy hối lỗi, xấu hổ trước sự sai phạm của mình.’’
Câu 5 (trang 12 sgk Văn 7 Tập 1): Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lựa chọn cách viết thư, vì:
– Nếu bố nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm chế được sự tức giận trong lòng bố, dễ dẫn tới những lời nói khó nghe với con
– Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị, đặc biệt khi đối tượng giao tiếp là bố và con trai.
– Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng, nếu không cẩn thận sẽ dẫn tới phản tác dụng, đứa bé thậm chí không nhận ra lỗi mà còn phản kháng mạnh mẽ.
Câu 1 (trang 12 sgk Văn 7 Tập 1):
Chọn một đoạn trong bức thư của bố En – ri – cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con: ” dù con có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối cần được chở che… Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En – ri – cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mạ là tình càm thiêng liêng hơn cả…”
Câu 2 (trang 12 sgk Văn 7 Tập 1): Kể lại sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền.
Tôi rất yêu quý mẹ, mẹ vừa là mẹ, vừa là người bạn tâm tình chia sẻ của tôi. Tôi nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ tôi làm mẹ buồn cho đến khi tôi trót làm mẹ buồn. Hôm đó, sinh nhật mẹ, theo lẽ thông thường nhà tôi sẽ ăn uống một bữa tiệc nho nhỏ tại nhà để chúc mừng mẹ. Thế nhưng hôm đó, bố lại cho cả gia đình tôi đi ăn nhà hàng và đi xem phim. Bộ phim mà bố chọn là bộ phim mà tôi rất thích. Khi đến rạp chiếu phim, mẹ chỉ tôi đi mua vé, vì bộ phim đã chiếu nên tôi không thấy có ai ngồi đó bán vé nữa, nhưng tôi rất thích xem bộ phim đó nên đã trách mẹ đến rạp chiếu phim quá muộn. Mẹ đã buồn nhưng tôi không để ý, tôi cứ bắt mẹ đi tìm cô bán vé để mua vé vào xem phim. Một lúc sau mẹ cũng mua được vé cho tôi, nhưng vào xem phim tôi còn trách mẹ lề mề làm lỡ mất những chỗ hay của bộ phim. Tôi thấy mẹ khóc cả trong rạp chiếu phim. Về nhà vì giận mẹ nên tôi không nói gì, cho tới lúc đi ngủ, bố vào phòng tôi chỉ ra lỗi sai của tôi, nghiêm khắc phê bình tôi. Tôi lúc đó mới nhận ra lỗi và xin lỗi mẹ.
Qua bức thư của người bố dành cho đứa con trai của mình, ta thấy được tình yêu thương, sự hi sinh vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái; đồng thời phê phán thái độ vô lễ, thiếu lễ độ đối với cha mẹ, bài học nhận thức cho những đứa con chẳng may vô lễ với cha mẹ mình. Hình thức bài văn là bức thư ngắn gọn nhưng bày tỏ cảm xúc tế nhị, kín đáo.