/tmp/jtbca.jpg
Nội dung bài viết
Câu 2 (trang 55 sgk Văn 6 Tập 1):
– Chân là bộ phận của con người và con vật dùng để đi đứng.
– Chân còn là bộ phận cuối cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt với bề mặt nền.
Câu 3 (trang 56 sgk Văn 6 Tập 1):
– Một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ “chân”. Chẳng hạn như từ “bàn”, “tranh”.
+ bàn chân: bộ phận dưới cùng của chân.
+ mặt bàn: dùng để đồ dùng.
+ bàn luận: trao đổi bàn bạc.
+ bức tranh: chỉ một tác phẩm nghệ thuật.
+ đàn tranh: một dụng cụ âm nhạc dân tộc.
+ tranh cãi: hoạt động thảo luận có nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Câu 4 (trang 56 sgk Văn 6 Tập 1):
– Một số từ chỉ có một nghĩa như: bút (dùng để viết), sách (dùng để đọc), …
Câu 1 (trang 56 sgk Văn 6 Tập 1):
– Mối liên hệ giữa các nghĩa của từ “chân”: các ý nghĩa này đều có nguồn gốc cơ sở từ nghĩa gốc: đều là bộ phận dưới cùng của người hoặc đồ vật có thể đi, đứng.
Câu 2 (trang 56 sgk Văn 6 Tập 1):
– Một từ thường được dùng với hai nghĩa đó là: nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
Câu 3 (trang 56 sgk Văn 6 Tập 1):
– Trong bài thơ “Những cái chân”, từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc nên mới có những liên tưởng thú vị “kiềng có ba chân” mà chẳng bao giờ đi cả, còn “võng Trường Sơn không có chân” mà lại đi khắp nước.
Câu 1 (trang 56 sgk Văn 6 Tập 1):
– Ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và ví dụ về nghĩa chuyển của chúng. Ví dụ như:
+ Mũi: mũi tẹt, mũi thuyền, mũi đất, …
+ đầu: đầu sông, đầu nhà, đầu hè, …
+ tay: cánh tay, tay anh chị, tay chơi, …
Câu 2 (trang 56 sgk Văn 6 Tập 1):
– Một số từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người như:
+ Lá: lá phổi, lá lách, lá gan.
+ quả: quả thận, quả tim.
+ buồng: buồng trứng.
Câu 3 (trang 57 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Chỉ sự vật chuyển thành chuyển hành động: bàn tay → bàn thắng, bức tranh → tranh luận, cái kéo → kéo co.
b, Chỉ hành độnh chuyển thành chỉ đơn vị: nắm cơm → một nắm cơm, bó rau → một bó rau, vốc cám → một vốc cám.
Câu 4 (trang 57 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Từ “bụng” được nói đến với 2 nghĩa:
– Bụng (1): chỉ bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột và dạ dày.
– Bụng (2): biểu tượng của ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người với việc nói chung.
– Theo em từ “bụng” (3) còn có thêm một ý nghĩa nữa đó là: chỉ bộ phận phình to ở giữa của một số sự vật.
b, Ăn cho ấm bụng. Từ “bụng” thuộc nghĩa (1).
– Anh ấy tốt bụng. Từ “bụng” thuộc nghĩa (2).
– Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc. Từ “bụng” thuộc nghĩa (3).
Câu 5 (trang 57 sgk Văn 6 Tập 1):
– Khi viết chính tả cần lưu ý: tập trung, lắng nghe để phân biệt được các tiếng dễ nhầm như “giấu” – “dấu”, “rón rén”, ….