/tmp/pbhhb.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Lợn cưới áo mới
– Phần 1 (từ đầu đến “tức lắm”): giới thiệu về một anh đang muốn khoe áo mới.
– Phần 2 (còn lại): hai người thích khoe của gặp nhau.
Câu 1 (trang 127 sgk Văn 6 Tập 1):
– Theo em tính khoe của là dùng để chỉ những người thích khoe khoang những thứ mình đang cho mọi người cùng biết. Đôi khi, những thứ mà những kẻ thích khoe này có được chỉ là những thứ nhỏ xíu không đáng để khoe.
– Anh đi tìm lợn khoe trong hoàn cảnh anh có áo mới đứng ở cửa để chờ có người đi qua để khoe mà chưa gặp ai. Anh tìm lợn chính là người đầu tiên được nhìn thấy chiếc áo mới của anh kia. Những kẽ như thế mong muốn cho thiên hạ biết rằng mình là người giàu. Đây là thói xấu thường thấy ở những kẻ thích học đòi hoặc mới giàu.
– Theo em, từ “cưới” không thích hợp để chỉ con lợn bị sổng chuồng và không phải là thông tin cần thiết cho người được hỏi. Câu này đã vi phạm phương châm về lượng trong hội thoại. Vì khi giao tiếp cần cung cấp đủ thông tin không thiếu cũng không thừa.
Câu 2 (trang 127 sgk Văn 6 Tập 1):
– Anh có áo mới thích khoe của đến độ anh ta vừa có áo mới đã lôi ngay ra mặc. Không những thế, anh ta còn đứng ở cửa suốt một ngày liền để có ai đi qua còn khen.
– Điệu bộ của anh ta khi trả lời là không hề phù hợp, câu nói bị thừa.
– Trong câu nói của anh có áo mới bị thừa “từ lúc tôi mặc cái áo mới này”.
+ Câu nói bị vi phạm phương châm về lượng và chất trong hội thoại. Vì câu trả lời này không đáp ứng đúng mục đích câu hỏi của anh có lợn sổng chuồng.
Câu 3 (trang 127 sgk Văn 6 Tập 1):
– Sau khi đọc xong truyện “Lợn cưới, áo mới”, em thấy rất buồn cười. Vì hành động ngôn ngữ mà các nhân vật trong truyện dùng đều có ý khoe một cách vô cùng lố bịch.
Câu 4 (trang 127 sgk Văn 6 Tập 1):
– Ý nghĩa của truyện “Lợn cưới, áo mới”: thông qua tiếng cười tưởng như nhẹ nhàng ban đầu là sự phê phán sâu sắc những kẻ có tính thích khoe của.