/tmp/vatwm.jpg Soạn bài Từ đồng âm ngắn nhất - Giáo dục trung học Đồng Nai

Soạn bài Từ đồng âm ngắn nhất


Soạn bài Từ đồng âm

I. Thế nào là từ đồng âm ?

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau.

1. Nghĩa của mỗi từ lồng:

– Lồng (1): Nói ngựa, trâu vùng lên hoặc chạy xông xáo;

– Lồng (2): Đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật liệu khác, dùng để nhốt chim, gà,…

2. Nghĩa của hai từ lồng trên không có liên hệ gì với nhau. Đây là hiện tượng đồng âm: là hiện tượng các từ giống hệt nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.

II. Sử dụng từ đồng âm

1. Chúng ta phân biệt được ý nghĩa của từ lồng ở hai câu trên là dựa vào mối quan hệ với các từ khác ở trong câu, nghĩa là dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.

2. Câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành 2 nghĩa:

– Nghĩa thứ nhất: “Đem cá về kho” → Đem cá về nấu thành thức ăn (món cá kho)

– Nghĩa thứ hai: “Đem cá về kho” → Đem cá vè cất trong nhà kho.

Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa:

Xem thêm:  Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học ngắn nhất

      + Đem cá về kho tương nhé !

      + Đem cá về kho lạnh ngay nhé

3. Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, chúng ta phải chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp và tránh dùng nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 136 sgk Văn 7 Tập 1):

– Thu:

      + Thu 1 : danh từ, mùa thu → chỉ một mùa trong năm.

      + Thu 2 : động từ, thu tiền → chỉ hành động.

– Cao :

      + Cao 1 : tính từ, trái nghĩa với thấp.

      + Cao 2 : danh từ, chỉ một loại thuốc Nam dùng để chữa bệnh (cao khỉ, cao trăn).

– Ba :

      + Ba 1 : số từ, ba lớp tranh.

      + Ba 2: danh từ, người sinh ra mình (ba mẹ).

– Tranh:

      + Tranh 1: danh từ, tấm lợp kín bằng cỏ (tấm tranh).

      + Tranh 2: động từ, bàn cãi để tìm ra lẽ phải (tranh cãi).

– Sang:

      + Sang 1: động từ, biểu thị hướng hoạt động nhằm một đối tượng khác (sang phương).

      + Sang 2: tính từ, làm cho người ta phải coi trọng (sang trọng).

– Nam:

      + Nam 1: chỉ phương hướng (miền Nam)

      + Nam 2: giới tính của con người (nam nhi)

– Sức:

      + Sức 1: chỉ sức khỏe của con người (sức lực)

      + Sức 2: danh từ: một loại văn bản do quan lại truyền xuống cho lí trưởng đốc thúc (tờ sức).

– Nhè:

      + Nhè 1: động từ nhằm vào chỗ yếu, chỗ bất lợi của người khác

Xem thêm:  Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ngắn nhất

      + Nhè 2: động từ bụm miệng lại dùng lưỡi để đẩy ra

– Tuốt:

      + Tuốt 1: tính từ, thẳng một mạch đến tận nơi xa

      + Tuốt 2: động từ, hành động lao động trong việc thu hoạt lúa (tuốt lúa)

– Môi:

      + Môi 1: danh từ, chỉ bộ phận trên khuôn mặt (môi khô)

      + Môi 2: tính từ, làm trung gian cho hai bên (môi giới)

Câu 2 (trang 136 sgk Văn 7 Tập 1):

– Cổ:

      + Bộ phận trong cơ thể nối đầu với thân;

      + Bộ phận của áo, phần chung quanh cổ;

      + Bộ phận của đồ vật hình dài và thon giống cái cổ;

      + Cổ chân, cổ tay.

Nghĩa đầu là nghĩa gốc, làm cơ sở cho sự chuyển thành các nghĩa sau. Các nghĩa khác nhau đều có liên hệ với nhau qua nghĩa gốc này.

– Đồng âm với danh từ cổ:

      + Chèo cổ là bộ môn nghệ thuật cần được lưu giữ. (cổ: xưa, cũ, lâu đời)

      + Phong, lao, cổ, lại, tứ chứng nan y. (cổ: một căn bệnh ngày xưa cho là khó chữa)

Câu 3 (trang 136 sgk Văn 7 Tập 1):

Bắt buộc mỗi câu phải có cả 2 từ với 2 nghĩa khác nhau.

      + Họ đang bàn bạc về việc cắm trại ngày mai ở dãy bàn cuối lớp học.

      + Trong năm nay sẽ có năm học sinh được đi du học.

      + Các loại sâu bọ thường ẩn mình sâu dưới các lớp lá dày.

Xem thêm:  Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59 - 60 Ngữ văn lớp 6

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu