/tmp/ehiyi.jpg
Với các mẫu Tóm tắt bài Một thứ quà của lúa non: Cốm hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 7 hơn.
A/ Nội dung bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
Cốm vốn được biết như một món ăn truyền thống của con người Việt Nam, nó mang theo dư vị của đồng cỏ xanh cũng như những khó nhọc của người làm Cốm. Hình ảnh đó đã được Thạch Lam đưa vào trong văn chương. Để hiểu rõ hơn về điều đó mời các bạn cùng theo dõi nội dung tóm tắt bài Một thứ quà của lúa non: Cốm.
B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
Tóm tắt bài Một thứ quà của lúa non: Cốm – mẫu 1
Cơn gió mùa thu hạ lướt qua mang theo hương thơm của lúa non khiến tác giả gợi nhớ đến cốm. Cốm là thứ quà đặc biệt riêng của đất nước mang hương vị mộc mạc, giản dị và thanh khiết với màu xanh tươi như ngọc thạch quý. Về phương diện giá trị văn hóa, cốm gắn liền với tục lệ sêu Tết. Cốm còn là biểu tượng cho sự gắn bó hài hòa trong tình yêu đôi lứa. Khi thưởng thức cốm, không thể ăn vội được, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ mới thấy được cái mùi thơm phức của lúa mới, của. Cốm một thứ quà của lúa non có thể chế biến thành chè cốm, bánh cốm, chả cốm. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc Trời, trân trọng công sức của con người và sự cố gắng tiềm tàng, nhẫn nại của thần Lúa.
Tóm tắt bài Một thứ quà của lúa non: Cốm – mẫu 2
Tùy bút Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam viết về Cốm, một thứ quà giản dị, thanh khiết của đồng quê, nội cỏ An Nam. Trong bài viết, tác giả đã có sự chọn lọc hình ảnh, trau chuốt ngôn từ, cảm nhận tinh tế, trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình và những suy ngẫm về giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Đồng thời, từ văn bản người đọc cũng nhận thức được những bài học sâu sắc về sự trân trọng đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và việc giữ gìn những truyền thống đó.
Tóm tắt bài Một thứ quà của lúa non: Cốm – mẫu 3
Trong bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”, trước hết, tác giả nhắc đến Cốm và sự hình thành của nó từ hương thơm của lá sen, bông lúa. Tiếp đến là giá trị của Cốm – một món ăn thơm ngon của người Việt, thức quà biết tết, trong đám cưới,… Cuối cùng, tác giả bàn về cách thưởng thức Cốm phải ăn từng chút thong thả ngẫm nghĩ. Cốm là lộc của trời là bàn tay khéo léo của con người cho nên con người khi thưởng thức Cốm phải biết thưởng thức phải biết trân trọng hạt Cốm.
Tóm tắt bài Một thứ quà của lúa non: Cốm – mẫu 4
Bài tùy bút nói về Cốm, một đặc sản, một món quà có ý nghĩa khi Hà Nội vào thu. Từ hương thơm của lúa mạ non tác giả nghĩ tới cốm và sự hình thành hạt cốm từ sự tinh túy của thiên nhiên và khéo léo của con người. Cốm còn là thức dâng đặc biệt thanh khiết của đất trời và trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa gắn với phong tục sêu Tết của dân tộc Việt Nam. Thạch Lam còn tinh tế mô tả cách chúng ta thưởng thức hương vị của cốm. Cho thấy ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một sản phẩm kết tinh nhiều giá trị thiên nhiên trời đất. Tác giả cũng đề nghị người mua và người thưởng thức món quà này phải biết kính trọng cái lộc của trời.
Tóm tắt bài Một thứ quà của lúa non: Cốm – mẫu 5
Văn bản nói về một đặc sản của mùa thu, đó là cốm. Từ hương thơm của lúa mạ non tác giả nghĩ tới cốm và sự hình thành hạt cốm từ sự tinh túy của thiên nhiên và khéo léo của con người. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước. Cách thưởng thức cốm không có gì hợp hơn là với quả hồng: Cốm hồng tốt đôi. Cốm không phải thức quà của người vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Tác giả cũng đề nghị người mua và người thưởng thức món quà này phải biết kính trọng cái lộc của trời.
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
– Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được trích trong Tùy bút “Hà nội băm sáu phố phường”- viết về những cảnh sắc và phong vị của Hà Nội
– Giá trị nội dung:
+ Cốm là thức quà riêng biệt, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê cỏ nội.
+ Những cảm giác tinh tế, lắng đọng, sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa, lối sống của người Hà Nội.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Ngòi bút tinh tế, nhạy cảm.
+ Chọn lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.
+ Sáng tạo trong lời văn xen kể, tả mang tính tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng
+ Lối viết văn tinh tế, nhạy cảm và chân thực cùng với bút pháp lãng mạn.