/tmp/jgwyq.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Sông núi nước Nam Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Sông núi nước Nam trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
1. Tác giả
– Bài thơ dù chưa rõ tác giả thực sự là ai nhưng qua lời kể lại thì có thể là lời thơ của Lí Thường Kiệt (1019- 1105)
– Ông là một danh tướng lẫy lừng có công đánh thắng quân Tống xâm lăng.
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
– Có truyền thuyết rằng năm 1077, quân Tống xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng giỏi được tôn là thần sông Như Nguyệt có giọng ngâm bài thơ này.
– Bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.
b, Bố cục- 2 phần:
– Phần 1 (2 câu đầu): Khẳng định chủ quyền lãnh thổ
– Phần 2 (2 câu cuối): Nêu cao quyết tâm chống lại kẻ thù
c, Phương thức biểu đạt
Biểu cảm
d, Thể thơ
Thất ngôn tứ tuyệt với 4 câu mỗi câu 7 chữ. Các câu 1, 2 và 4 hoặc chỉ có câu 2 và 4 là hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
e, Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề “Nam quốc sơn hà” ngắn gọn, súc tích thể hiện lời khẳng định chủ quyền dân tộc không gì có thể lay chuyển của nước Nam trước âm mưu xâm lược của ngoại bang.
f, Giá trị nội dung
Bài thơ là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc khẳng định chủ quyền đất nước. Sự khẳng định tuyệt đối cùng quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền trước những kẻ xâm lăng, cảnh báo bất cứ kẻ nào dám xâm phạm vào chủ quyền đều phải chuốc lấy thất bại.
g, Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt súc tích, cô đọng cảm xúc
– Lời thơ đanh thép, hào hùng, dõng dạc
– Cảm xúc dồn nén trong từng câu chữ
1. Hai câu thơ đầu: Lời khẳng định chủ quyền dân tộc
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
– Vua Nam nguyên văn “Nam đế”: từ “đế” thể hiện sự ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa.
– “Thiên thư”: Sách trời ý chỉ tạo hóa phân định rõ ràng chủ quyền nước Nam.
=> Khẳng định nước Nam là do vua Nam – đại diện của nhân dân – nắm giữ, đó là chân lý hiển nhiên không thể thay đổi.
2. Hai câu thơ cuối: Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền
Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ
– Câu hỏi tu từ mạnh mẽ, chỉ ra sự trái đạo trời của bọn “nghịch lỗ”
– Cảnh cáo sự thất bại không thể tránh khỏi của chúng khi dám làm trái lẽ phải, trái với đạo lí tự nhiên.
=> Nêu cao quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước, niềm tin chiến thắng ngoại xâm của dân tộc.