/tmp/qnwgf.jpg
Nội dung bài viết
– Phần 1 (4 câu đầu): cảnh ngày xuân.
– Phần 2 (8 câu tiếp): khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
– Phần 3 (còn lại): cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
Câu 1 (trang 86 sgk Văn 9 Tập 1):
* Cảnh ngày xuân được miêu tả:
– Hai câu thơ đầu miêu tả thời gian, không gian xuân: thời gian trôi mau, tiết trời chuyển sang tháng ba, những cánh ém rộn ràng bay lượn như những cánh thoi đưa giữa bầu trời trong sáng.
– Bằng bút pháp chấm phá theo phong cách hội họa Á – Đông Nguyễn Du dựng nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp:
+ Một thảm cỏ xanh non trải rộng một chân trời điểm xuyết một bài bông hoa lê trắng.
+ Đặc biệt từ điểm được vận dụng sáng tạo → bức tranh sống động, có hồn.
* Bằng tài quan sát, chọn lọc những từ ngữ và bút pháp ước lệ tượng trưng tác giả đã tạo nên một vẻ đẹp tràn đầy sức sống, một vẻ đẹp khoáng đạt trong trẻo và mới mẻ, tinh khôi.
Câu 2 (trang 86 sgk Văn 9 Tập 1):
– Không khí lễ hội của mùa xuân được gợi lên bằng các từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần…; các từ ghép động từ: nô nức, sắm sửa, dập dìu, ngổn ngang…; các từ ghép tính từ: gần xa…
– Trong lễ hội mùa xuân ấy bên cạnh phong tục tảo mộ, còn là hình ảnh những chàng trai, cô gái du xuân tạo nên một bức tranh tưng bừng, đông vui, náo nhiệt. Qua đó cũng thấy được tấm lòng chân trọng, truyền thống lễ hội, văn hóa dân tộc mang màu sắc tín ngưỡng, tâm linh.
Câu 3 (trang 86 sgk Văn 9 Tập 1):
Sáu câu thơ cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về:
– Khung cảnh nhộn nhịp của buổi sáng đã nhường chỗ cho không gian im ắng của cảnh sắc chiều tà. Bức tranh ấy vẫn có ánh nắng nhạt, khe nướ nhỏ, bước chân người thơ thẩn,…
– Cảnh được miêu tả qua tâm trạng người trở về, những từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao… không chỉ tả cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng của con người. Đặc biệt từ láy “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật: bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui đang còn và cả về một sự linh cảm về những điều đang tới.
So sánh
* Giống nhau
– Đều tả cảnh mùa xuân tươi đẹp
– Đều tả theo lối ước lệ chấm phá: nền là cỏ, hoa điểm xuyết theo phong cách hội họa Á – Đông.
* Khác:
– Thơ cổ Trung Quốc:
– Viết theo thể ngũ ngôn
+ Không nói đến sắc trắngcủa hoa lê, “cỏ thơm” không gợi được không gian của nền một cách sinh động.
+ Bức tranh xuan trở nên tĩnh lăng.
– Thơ của Nguyễn Du: Trở thành một bức tranh có hồn, sống độnh.
+ Cỏ non: gợi một nền màu trong sáng, một hương thơm mới mẻ. tinh khôi, một sức sống non tơ, tưởi trẻ.
+ Hoa: “trắng điểm” làm nổi bật thần sắc của bức tranh, làm cho bức tranh trở nên sống động, có hồn.
Đoạn trích là một bức tranh toàn cảnh về ngày xuân tươi đẹp với việc sử dụng búp pháp miêu tả cổ điển, các hình ảnh ước lệ, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình.