/tmp/jrvsp.jpg
Câu 1 (trang 134 sgk Văn 9 Tập 1):
STT | Tên văn bản (đoạn trích, tác phẩm) | Tác giả | Nội dung chủ yếu | Đặc sắc nghệ thuật |
1 | Chuyện người con gái Nam Xương | Nguyễn Dữ | Nỗi oan khuất của Vũ Nương và thấy được số phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và khát vọng về hạnh phúc gia đình của họ. | Nghệ thuật kể chuyện với những yếu tố bất ngờ, nghệ thuật xây dựng nhân vật Vũ Nương, yếu tố hoang đường, kỳ ảo. |
2 | Hoàng Lê nhất thống chí
– Hồi thứ 14 |
Ngô gia văn phái | Hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung trong chiến thắng và sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. | Khắc hoạ nhân vậ thành công thông qua ngôn ngữ, hành động. |
3 | Chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều) | Nguyễn Du | Đoạn trích miêu tả về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều tuy đều đẹp đến lý tưởng nhưng mỗi người có một vẻ đẹp riêng và dự báo về số phận mỗi người | Bút pháp ước lệ, lấy thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp con người. |
4 | Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) | Nguyễn Du | Bức tranh thiên trong sáng và cảnh lễ hội nhộn nhịp ngày xuân. | Nghệ thuật miêu tả kết hợp với những chi tiết, hình ảnh cụ thể, khái quát, ngôn ngữ sinh động. |
5 | Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) | Nguyễn Du | Tâm trạng cô đơn, buồn tủi nỗi nhớ người thân của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. | Bút pháp tả cảnh ngụ tình kết hợp với miêu tả nội tâm nhân vật. |
6 | Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) | Nguyễn Đình Chiểu | Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của trang quân tử và thể hiện đạo lí vì nghĩa cao cả của người anh hùng,cũng là của tác giả. | Miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động, lời nói. Ngôn ngữ mộc mạc, mang đậm màu sắc địa phương Nam Bộ. |
Câu 2 (trang 134 sgk Văn 9 Tập 1): Vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và qua đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du)
* Vẻ đẹp:
– Trong Chuyện người con gái Nam Xương: mở đầu tác phẩm, Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ dung hạnh vẹn toàn, phẩm chất ấy được biểu hiện qua những tình huống cụ thể (bước vào cuộc sống gia đình, khi chồng đi lính, khi chồng nghi oan…) → Nàng là hình mẫu tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam.
– Trong đoạn trích Truyện Kiều: Vẻ đẹp tuyệt vời của chị em Thúy Kiều, nhất là ở Thúy Kiều không chỉ nổi bật ở nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành” mà còn ở tài năng “cầm – kì – thi họa”. Không chỉ vậy, Kiều còn là một người con gái hiếu thảo, sẵn sàng hi sinh để cứu cha mẹ, gia đình, trọng ân nghĩa, rộng lượng, khoan dung.
* Đều mang số phận bi kịch của người phụ nữ:
– Vì thói ghen tuông của người chồng mà Vũ Nương và xã hội phong kiến nam quyền mà nàng phải chọn lấy cái chết để rửa oan cho phẩm tiết của mình. Mặc dù cuối chuyện nàng được giải oan nhưng nàng mãi mãi không thể trở về trần gian được, hạnh phúc đã mất đi cũng thể tìm lại được.
– Thúy Kiều là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn đáng ra phải được hưởng hạnh phúc nhưng nàng cũng gặp những gian truân, vất vả trên con thuyền mười lăm năm lưu lạc “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, nàng bị dày vò cả về thân xác lẫn tinh thần. Cũng giống với Nũ Nương, Kiều từng gieo mình xuống bến sông Tiền Đường để giải thoát kiếp sống ê chề, đau đớn. Dù Kiều được cứu, được đoàn tụ trở về với gia đình, gặp lại người yêu nhưng nó vẫn mang những nỗi đau xót xa, dư vị bi kịch.
Câu 3 (trang 134 sgk Văn 9 Tập 1):
Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến được biểu hiện:
– Qua văn bản Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ): Vua chúa ăn chơi xa hoa, tốn kém, bọn quan lại tham lam, nhũng nhiễu, vơ vét của cải của nhân dân.
– Hoàng lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn): hèn nhát, xu nịnh ngoại bang đi ngược với truyền thống của dân tộc.
– Mã Giám Sinh mua Kiều: giả dối, đê tiện, hiện thân của xã hội đồng tiền thối nát…
Câu 4 (trang 134 sgk Văn 9 Tập 1):
Hình tượng nhân vật Nguyễn Huệ (Hoàng lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn):
– Là người có trí tuệ sáng suốt, hành động mạnh mẽ, quyết đoán, có tầm nhìn xa trông rộng, tài dùng binh như thần…
– Vẻ đẹp oai phong lẫm liệt của người anh hùng trong chiến trận: một vị tổng chỉ huy dẫn đầu đoàn quân đánh đồn Ngọc Hồi. Đặc biệt hình ảnh vua Quang Trung cưỡi voi đốc thúc đại binh như một tượng đài sừng sững có một không hai trong lịch sử.
Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên (Đoạn trích Lục vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga):
– Dũng cảm, xả thân vì nghĩa.
– Ân cần hỏi han giúp đỡ người bị nạn, cư xử tế nhị của một trang nam tử.
⇒ Là hình ảnh đẹp của một trang anh hùng dẹp loạn, là hiện thân của lý tưởng nhân nghĩa, là hình bóng, mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 5 (trang 134 sgk Văn 9 Tập 1):
Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du
– Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
– Gia đình: Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
– Thời đại sinh sống: Nguyễn Du gắn với một giai đoạn lịch sử đầy những biến động dữ dội nên ông đã nếm trải không ít những thăng trầm của cuộc sống.
– Cuộc đời bản thân:
+ Mồ côi khi mới lên 10 tuổi.
+ Nhiều năm lưu lạc, am hiểu về đời sống con người.
+ Từng đi sứ Trung Quốc.
⇒ Những trải nghiệm đó đã giúp nhà thơ gần gũi, thấu hiểu con người.
Tóm tắt Truyện Kiều:
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn sống êm ấm trong một gia đình trung lưu bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp Kim Trọng, hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.
Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Thúy Kiều lần lượt bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc sinh cứu vướt khỏi cuộc đời kĩ nữ nhưng lại bị vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đọa. Kiều phải trốn đi nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà
– một kẻ buôn người khác như Tú Bà và nàng lại rơi và lầu xanh lần thứ 2. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải, nàng được chàng cứu thoát và lấy làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết còn Kiều bị ép gả cho tên thổ quan. Thúy Kiều tủi nhục trẫm mình ở sông Tiền Đường nhưng được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa phật lần thứ 2.
Kim Trọng khi trở lại, chàng kết duyên cùng Thúy Vân nhưng vẫn lặn lội tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim – Kiều gặp lại nhau, gia đình đoàn tụ, cả hai nối lại duyên xưa nhưng cùng nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn hầy”.
Câu 6 (trang 134 sgk Văn 9 Tập 1): Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều
– Ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp, tài năng và phẩm chất con người đặc biệt là người phụ nữ.
– Đề cao tấm lòng cao đẹp, tài năng, khát vọng chân chính của con người như khát vọng sống, khát vọng tự do, khát vọng tình yêu, hạnh phúc…
– Thương cảm cho những bi kịch, khổ đau của con người đặc biệt người phụ nữ.
– Tố cáo các thế lực tàn bạo, xã hội phong kiến trà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của con người.
Câu 7 (trang 134 sgk Văn 9 Tập 1): Nghệ thuật Truyện Kiều:
– Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống dân tộc.
– Nghệ thuật miêu tả nhân vật:
+ Miêu tả chân dung nhân vật bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng.
+ Sử dụng thành công biện pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm nhân vật.
+ Khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại và hành đông.
– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, lấy thiên nhiên để miêu tả tâm trạng con người…
– Ngôn ngữ chọn lọc, mẫu mực, sử dụng từ Hán Việt, điển tích điển cố…