/tmp/lewup.jpg
Bố cục
3 phần:
Phần 1 (khổ 1): Chiều xuân trên bến vắng
– Phần 2 ( khổ 2): Chiều xuân trên đường đê
– Phần 3 (khổ 3): Chiều xuân trong đồng lúa
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 52)
– Bức tranh chiều xuân gợi lên mang hình ảnh, chi tiết tiêu biểu cho cảnh sắc mùa xuân miền Bắc:
+ Mưa bụi
+ Dòng sông, bến nước, con đò: những hình ảnh giản dị và thân thuộc
+ Quán tranh: Những quán nhỏ bán nước
+ Hoa xoan: Loài hoa thân thuộc của mùa xuân, đem đến không khí xuân
+ Con đê cỏ non mọc
+ Các con vật của làng quê: trâu, sáo, bướm đang thả mình vào không khí xuân
+ Cánh đồng lúa, cánh cò.
⇒ Cảnh sắc mùa xuân hiện lên gần gũi, bình dị và thân thuộc
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 52)
– Không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ yên bình:
+ Không khí xuân hiện lên với “Mưa đổ bụi êm trên bến vắng” : không khí tĩnh lặng, man mác
+ Nhịp sống lặng lẽ với “con đò nằm biếng lười, quán vắng, cánh bướm rập rờn, đàn trâu thong thả có dáng khoan thai”.. biện pháp nhân hóa được sử dụng
+ Khoảnh khắc lao động của người thiếu nữ đi vào thơ nhưng đây là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, gợi nhịp sống yên bình của vùng quê còn nguyên sơ
⇒ Tất cả gợi nỗi buồn man mác của buổi chiều quê, nỗi buồn từ lòng người nhuốm vào cảnh vật
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 52)
– Các từ láy được sử dụng:
+ êm đềm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, êm êm
⇒ Nét đặc sắc: Những từ láy vừa gợi hình, vừa gợi cảm, làm nổi bật vẻ tĩnh lặng, thanh bình của khung cảnh chiều xuân
Giá trị nội dung, nghệ thuật
Nội dung
– Bài thơ khắc họa bức tranh chiều xuân quen thuộc của đồng bằng Bắc Bộ qua các khía cạnh không khí, nhịp sống và những hình ảnh gần gũi giản dị
Nghệ thuật
– Sử dụng rất nhiều chất liệu và hình ảnh quen thuộc, bình dị trong thơ
– Ngôn từ hết sức giản dị, mộc mạc
– Từ ngữ gợi hình, gợi cảm
– Lấy động tả tĩnh