/tmp/apuhe.jpg
Với các mẫu Tóm tắt bài Về luân lí xã hội ở nước ta hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 11 hơn.
A/ Nội dung bài Về luân lí xã hội ở nước ta
Phan Châu Trinh là một nhà cách mạng, một nhà yêu nước sớm giác ngộ cách mạng và có tư tưởng cách tân táo bạo trong lịch sử dân tộc. Không chỉ là nhà cách mạng, ông còn là nhà văn có nhiều sáng tác bằng cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ với những áng văn chính luận đanh thép, sâu sắc và những sáng tác thơ mang đậm tinh thần dân chủ và tinh thần yêu nước. Và có thể nói, đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta” trích từ phần ba của bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây” là một trong số những sáng tác đặc sắc, biểu biểu của ông.
B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Về luân lí xã hội ở nước ta
Tóm tắt bài Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 1
Nước ta tuyệt không ai biết đến luân lí xã hội. Người nước ta không biết cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, nghĩa vụ của mỗi người sống trong cùng một nước với nhau nên dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này cũng chẳng quan tâm đến người khác nên luân lý xã hội chẳng thể tồn tại. Nguyên nhân là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau. Nhân dân ta từ xưa cũng đã có ý thức đoàn thể có điều này đã sa sút. Nước ta chưa có luân lý xã hội còn do bè lũ vua quan chỉ biết tham quyền vụ lợi, mua quan bán tước, chỉ muốn nhân dân nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý. Chính vì thế nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết dân ta phải có đoàn thể. Đất nước muốn có đoàn thể thì phải tuyên truyền xã hội chủ nghĩa.
Tóm tắt bài Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 2
Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều. Thực trạng nước ta không có luân lí là bởi người bên ta thì điền nhiên như kẻ ngủ không biết gì, sống không biết đến nhau, ai sống chết mặc ai, không quan tâm đến nhau. Đó là do nhân dân ta chưa có đoàn kết, ý thức dân chủ còn kém, chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng cho bản thân mình. Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không cạn thiệp đến mình. Trong khi đó vua quan thì mặc sức bóc lột nhân dân khiến cuộc sống của người dân trở nên lầm than, cực khổ. Từ đó mà có thái độ mỉa mai, phê phán, hai chữ “thượng lưu” không thể hiện bản chất vua quan bấy giờ, luân lí vua quan hưởng bao phú quý, củng cố quyền lực giai cấp. Chính vì thế nước Việt Nam muốn có độc lập thì trước hết dân phải có đoàn kết hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này.
Tóm tắt bài Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 3
Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt không ai biết đến. Sở dĩ thiếu luân lý xã hội là bởi người nước ta không biết cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, không biết nghĩa vụ của mỗi người trong nước đối với nhau, dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này không biết quan tâm đến người khác. Đó là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau. Xưa dân ta cũng đã có ý thức đoàn thể nhưng nay đã xa sút. Nước ta chưa có luân lý xã hội còn do bọn vua quan chỉ biết quyền lợi ích kỷ của chúng, chỉ biết mua quan bán tước, dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý. Nay nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết dân ta phải có đoàn thể. Mà muốn có đoàn thể thì phải tuyên truyền XHCN.
Tóm tắt bài Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 4
Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến. Theo Phan Chu Trinh sự lớn mạnh của các nước phương Tây là do học có nền đạo đức dân chủ, có đoàn thể, có công đức, biết giữ lợi chung và kiên quyết đấu tranh đòi sự công bằng. Luân lí xã hội ở nước ta xưa và nay có sự khác nhau rõ rệt. Xưa kia, dân ta có ý thức đoàn thể, biết đến công ích, đoàn kết. Còn nay trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, u lì. Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả.Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai. Mắc ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối, nịnh hót. Vua quan thì chỉ biết lợi ích của mình, hành hạ làm cho dân chúng khốn khổ, tăm tối mà ra sức thống trị, vơ vét. Vì vậy, nước Việt Nam muốn tự do, độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã, biết yêu thương giống nòi, bênh vực nhau và biết đấu tranh đòi lẽ công bằng.
Tóm tắt bài Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 5
Một đất nước muốn phát triển giàu mạnh, kinh tế vững bề đời sống nhân dân ổn định ấm no hạnh phúc thì trước hết phải là sự góp sức của vua quan, chính phủ những người lãnh đạo đất nước. Hơn hết đó còn là sự ủng hộ của nhân dân cùng nhân dân hiệp lực để tạo ra một xã hội lớn mạnh hơn. Trong xã hội xưa khi vua nắm quyền quan lại chỉ ra sức bóc lột cuộc sống của người nông dân để làm giàu cho túi riêng của mình thì họ chỉ nghĩ đến bản thân, quyền lợi của mình khiến nhân dân cực khổ, cuộc sống lầm than. Làm cho nhân dân không còn tin tưởng vào cuộc sống vào con người họ chỉ biết làm sao để tốt nhất cho mình, dẫn đến nhân dân ta không có đoàn thể, không có tinh thần đoàn kết của một tập thể.
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
– Hoàn cảnh sáng tác: Về luân lí xã hội ở nước ta là đoạn trích trong phần ba của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây được tác giả diễn thuyết vào đêm 19/11/1925 tại Hội Thanh niên ở Sài Gòn
– Giá trị nội dung:
+ Tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước và tư tưởng tiến bộ của tác giả.
+ Đề cao tư tưởng đoàn kết, dân chủ công bằng hướng tới ngày mai tươi sáng của dân tộc.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Phong cách chính luận lập luận rõ ràng.
+ Lý lẽ sắc bén.
+ Dẫn chứng thuyết phục.
+ Giọng điệu đa thanh: lúc mềm mỏng, từ tốn, lúc kiên quyết đanh thép, lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng…