/tmp/hacrh.jpg
Bố cục
3 phần
+ Phần 1( đầu tới “nhìn vào đại thể”): Nguyên tắc xác định tinh thần Thơ mới
+ Phần 2( tiếp đến “Huy Cận”): tinh thần Thơ mới- sự khẳng định và vận động của “cái tôi”
+ Phần 3 ( đoạn cuối): Hướng giải quyết bi kịch
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 104)
– Khó khăn trong xác định tinh thần Thơ mới:
+ Ranh giới thơ mới – thơ cũ không rõ ràng, dễ nhận ra
+ Trong thơ mới và thơ cũ đều có những bài hay, bài dở
– Cách nhận diện tinh thần thơ mới (2 nguyên tắc):
+ Căn cứ vào cái hay, không căn cứ vào cái dở (“ phải sánh bài hay cới bài hay”)
+ Căn cứ vào đại thể chứ không căn cứ vào cục bộ vì mỗi thời đại nối tiếp nhau, ngày hôm nay có mầm mống từ ngày hôm qua, trong cái mới còn rớt lại cái cũ nên nếu nhìn cục bộ không xác định được tinh thần thơ mới
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 104)
– Điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bầy giờ chính là sự khẳng đinh cái tôi
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 104)
– Tác giả nói “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại ″đáng thương” và …”tội nghiệp” vì:
+ Bị đầy đọa về vật chất nên mất cốt cách hiên ngang ⇒ bơ vơ, không điểm tựa
+ Bị quăng quật trong cảnh mất nước, cảnh tù túng, mòn mỏi của xã hội, thiếu một niềm tin đầy đủ vào thực tại, cái tôi muốn thoát li nhưng dù thoát li cũng vẫn phải trở về vạch xuất phát ban đầu, rơi vào bi kịch
Câu 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 104)
Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” lúc bây giờ đã giải tỏa bi lịch đời mình bằng cách: Gửi tình yêu quê hương, đất nước vào tình yêu tiếng Việt, đặt niềm tin vào sức sống của Tiếng Việt vì tiếng Việt “là tấm lụa hứng vong hồn bao thế hệ người Việt trong quá khứ và hiện tại”
Câu 5 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 104)
– Người đọc thấy bài tiểu luận này hấp dẫn dù đây là một tiểu luận phức tạp bởi:
+ Kết cấu chặt chẽ, lập luận khoa học
+ Sự cảm nhận tinh tế, văn chương giàu chất nghệ thuật, giàu chất thơ
Lời văn giàu cảm xúc, giọng văn của người trong cuộc, đồng cảm, chia sẻ
Lời văn giàu hình ảnh, những khái niệm được diễn đạt bằng hình ảnh tương đương: “cá nhân…trong biển cả”⇒ dễ cảm nhận
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 104)
– Sự khác nhau giữa cái “tôi” trong thơ mới và “cái ta” trong thơ cũ:
– Thơ cũ: nghiêng về cái “ta”, nghiêng về ý thức cộng đồng
+ Xã hội: Từ xưa không có cá nhân, chỉ có cộng đồng.
+ Trong văn học( thơ ca) cũng vậy, gồm lại trong một chữ “ta”
+ Có cá nhân kiệt xuất nhưng họ vẫn không dám tự xưng, ẩn mình sau chữ ta, cầu cứu đoàn thể để“trốn cô đơn”.
+ Thi pháp: ước lệ, sùng cổ
– Thơ mới: nghiêng về cái “tôi”, nghiêng về ý thức cá nhân ⇒ sự khác biệt cơ bản với thơ cũ
+ Cái tôi chính là sự thể hiện ý thức cá nhân của mỗi người
+ Thơ mới mang theo quan niệm chưa từng thấy ở xứ sở này- quan niệm cá nhân
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 104)
– Nếu lòng yêu nước trong văn học cách mạng thường được biểu hiện một cách trực tiếp thì trong văn học lãng mạn, lòng yêu nước lại thường được thể hiện một cách gián tiếp. Các nhà thơ mới gửi tình yêu vào tiếng Việt vì yêu tiếng Việt cũng là một biểu hiện của lòng yêu đất nước, họ hiểu câu nói: “ Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 104)
– Tâm hồn các nhà thơ lãng mạn họ trầm buồn, họ thiếu niềm tin, cô đơn và bơ vơ
Giá trị nội dung, nghệ thuật
Nội dung
– Đoạn trích đã nêu ra nguyên tắc xác định tinh thần thơ Mới, phân tích nội dung cốt lõi của tinh thần thơ mới :cái tôi, đồng thời nói lên cái bi kịch thơ Mới. Từ đó, Hoài Thanh khẳng định hướng giải quyết bi kịch thơ mới
Nghệ thuật
– Kết cấu chặt chẽ, lập luận khoa học
– Sự cảm nhận tinh tế, văn chương giàu chất nghệ thuật, giàu chất thơ
+ Lời văn giàu cảm xúc, giọng văn của người trong cuộc, đồng cảm, chia sẻ
+ Lời văn giàu hình ảnh, những khái niệm được diễn đạt bằng hình ảnh tương đương: “cá nhân…trong biển cả”⇒ dễ cảm nhận
+ Lời văn giàu nhịp điệu: “ Đời chúng ta….Huy Cận