/tmp/otsjr.jpg
Câu 1 (trang 134 sgk Văn 6 Tập 1):
– Định nghĩa về các thể loại đã học:
+ Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kế.
+ Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh hoặc nhân vật ngốc nghếch … Truyện có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
+ Truyện ngụ ngôn: loại truyện kể về văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống.
+ Truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
Câu 2 (trang 135 sgk Văn 6 Tập 1):
– Khi đọc lại cần chú ý đọc cẩn thận để nhớ được các chi tiết tiêu biểu trong các câu chuyện.
Câu 3 (trang 135 sgk Văn 6 Tập 1):
– Dưới đây là bảng thống kê những truyện dân gian đã được học:
Truyền thuyết | Truyện cổ tích | Truyện ngụ ngôn | Truyện cười |
Con Rồng, cháu Tiên | Sọ Dừa | Ếch ngồi đáy giếng | Treo biển |
Bánh chưng, bánh giầy | Thạch Sanh | Thầy bói xem voi | Lợn cưới áo mới |
Thánh Gióng | Em bé thông minh | Đeo nhạc cho mèo | |
Sơn Tinh, Thủy Tinh | Cây bút thần | Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng | |
Sự tích Hồ Gươm | Ông lão đánh cá và con cá vàng |
Câu 4 (trang 134 sgk Văn 6 Tập 1):
* Đặc điểm tiêu biểu của một số thể loại văn học dân gian:
a, Truyền thuyết:
– Đặc điểm tiêu biểu nhất là trong truyện có những yếu tố tưởng tượng hoang đường.
– Tuy nhiên, trong truyện vẫn chứa những yếu tố có liên quan đến các sự kiện trong lịch sử. Cụ thể:
+ yếu tố tưởng tượng: trong truyện “Con rồng, cháu Tiên”, Lạc Long Quân và Âu Cơ là người có phép thần thông, Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, …
+ yếu tố lịch sử: trong truyện “Bánh chưng, bánh giầy”: thời Hùng Vương thứ sáu, sự kiện vua Hùng kén rể.
b, Truyện cổ tích
– Có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
– Nhân vật trong truyện thường là: nhân vật mồ côi có số phận bất hạnh nhưng sống hiền lành, tốt bụng nên luôn được các vị thần giúp đỡ, hoặc là những nhân vật có tài năng lạ thường, hoặc nhân vật xấu xí kì lạ, …
+ Ví dụ như nhân vật “Sọ Dừa” trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, chàng “Thạch Sanh” trong truyện “Thạch Sanh”, …
c, Truyện cười
– Trong truyện luôn có những yếu tố gây cười. Thông qua những yếu tố gây cười ấy là tác giả dân gian muốn gửi gắm đến bạn đọc những bài học cụ thể.
– Ví dụ:
+ Trong truyện “Lợn cưới áo mới”: yếu tố gây cười là cả hai nhân vật này đều có tính thích khoe của. Khi giao tiếp, mỗi nhân vật lại trả lời không đúng mục đích của người muốn nhận được câu trả lời.
d, Truyện ngụ ngôn
– Thường mượn truyện về loại vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió về chuyện con người để đưa ra những bài học để khuyên răn con người.
– Ví dụ: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, câu chuyện này kể về chuyện con ếch chỉ sống trong một môi trường hạn hẹp nên tầm hiểu biết rất hạn chế. Từ đó, khuyên con người nên biết mở mang tầm hiểu biết của mình, không nên chỉ biết thu hẹp mình lại.
Câu 5 (trang 135 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Truyện thuyết và truyện cổ tích:
– Giống nhau:
+ Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
+ Nhân vật đều có sự xuất thân kì lạ, tài năng phi thường, …
– Khác nhau:
+ Truyền thuyết: kể về các nhân vật gắn liền với lịch sử, những người có công với lịch sử đất nước. Vì thế, người đọc tin vào những truyện này một phần nào là có thật.
+ Truyện cổ tích: kể về những loại nhân vật nhất định để thể hiện quan niệm, mong ước của nhân dân về sự công bằng, về cái thiện và cái ác. Vì thế, những truyện này khiến cho người nghe không tin lắm.
b, Truyện ngụ ngôn và truyện cười
– Giống nhau: đều có những yếu tố gây cười, qua mỗi câu chuyện đều mong muốn thể hiện khuyên răn con người một bài học cụ thể nào đó đồng thời thể hiện sự phê phán, chế giễu những hành động, cách cư xử thiếu chuẩn.
– Khác nhau:
+ Truyện ngụ ngôn: có mục đích khuyên răn con người nên làm theo những điều tốt.
+ Truyện cổ tích: có mục đích mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc đáng cười.
Câu 6 (trang 135 sgk Văn 6 Tập 1):
– Muốn tham gia tốt hoạt động ngoại khóa này, thì các bạn nên đọc kĩ lại các truyện dân gian đã được học để nắm được nội dung chính của từng bài.