/tmp/qtmfm.jpg
Nội dung bài viết
1. a. Giống nhau:
– Cả ba từ láy đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu đều có sự hòa phối về âm thanh.
– Đều do hai tiếng tạo thành.
Khác nhau
– Đăm đăm
Các tiếng lặp lại hoàn toàn
– Bần bật, thăm thẳm
Các tiếng lặp lại nhưng biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối.
– Mếu máo, liêu xiêu
Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần
2. Phân loại từ láy
* Từ láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn (nho nhỏ, xiêu xiêu) hoặc tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự hài hoà về âm thanh.
* Từ láy bộ phận: Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu (long lanh) hoặc phần vần (lác đác).
3. Các từ bật bật, thẳm thẳm sai về nguyên tắc cấu tạo từ láy toàn bộ. Từ láy toàn bộ có trường hợp láy lại nguyên dạng âm gốc như đăm đăm, song cần lưu ý các trường hợp do sự hoà phối âm thanh nên tiếng láy có biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối. Điều này làm cho nhịp điệu và thanh điệu được hài hòa hơn.
1. Các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc… được tạo nghĩa dựa vào sự mô phỏng những âm thanh trong cuộc sống (ha hả, khanh khách, tí tách, ùng oàng …).
2. Từ láy tạo nghĩa dựa vào đặc tính âm thanh của vần (vần “i” thể hiện tính chất nhỏ bé; vần “a”: thể hiện tính chất to lớn, mở hết cỡ; vần “âp”: thể hiện tính chất nhô lên xẹp xuống, lúc ẩn lúc hiện của sự vật).
– Từ láy tạo nghĩa dựa vào nghĩa tiếng gốc và cách hòa phối âm thanh giữa các tiếng (các tiếng mang sắc thái nghĩa giảm nhẹ hoặc biểu cảm hơn so với tiếng gốc.)
3. Các từ láy: mềm mại, đo đỏ so với nghĩa từ gốc của chúng đỏ, mềm → sắc thái của từ láy giảm nhẹ so với gốc đo đỏ và nhấn mạnh hơn mềm mại.
Câu 1 (trang 43 sgk Văn 7 Tập 1): Tìm từ láy và phân loại nó trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê
– Láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiền chiện, chiêm chiếp.
– Láy bộ phận: Rực rỡ, rón rén, lặng lẽ, ríu ran.
Câu 2 (trang 43 sgk Văn 7 Tập 1): Điền các tiếng.
– Lấp ló, nho nhỏ, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách, nhức nhối.
– nhỏ nhắn, thấp thoáng, ấm ách.
Câu 3 (trang 43 sgk Văn 7 Tập 1): Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
– Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.
– Làm xong công việc nó thở phào nhẹ nhõm.
– Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xa của tên phản bội.
– Bức tranh nó vẽ nguệch ngoạc xấu xí
– Chiếc lọ rơi xuống đất vỡ tàn tành.
– Giặc đến, dân làng tan tác mỗi người một ngả.
Câu 4 (trang 43 sgk Văn 7 Tập 1): Đặt câu.
– Bạn Lan lớp em có dáng người nhỏ nhắn.
– Lúc nào Uyên cũng nói năng nhỏ nhẹ, kể cả khi các bạn trêu mình.
– Mẹ luôn dành cho con những cử chỉ yêu thương và quan tâm tới những điều nhỏ nhặt nhất của con.
– Đức tính nhỏ nhen, ích kỉ rất xấu.
– Con buồm xa xăm khuất bóng, hình ảnh nhỏ nhoi đọng lại trong mắt người xem tranh.
Câu 5 (trang 43 sgk Văn 7 Tập 1):
Các từ đó đều là từ ghép (đẳng lập) có hình thức giống từ láy. Vì chúng được cấu tạo từ các tiếng có nghĩa gần nhau.
Câu 6 (trang 43 sgk Văn 7 Tập 1):
a. Nghĩa của từ:
– Chiền: chùa ( từ cổ)
– Nê: chán
– Rớt: Rơi ra, còn sót lại,..
– Hành: Thực hành ( sau khi học xong lí thuyết phải gắn với thực hành).
b. Theo cách giải thích trên các từ đó đều là từ ghép (đẳng lập).