/tmp/fwswl.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
1. Tác giả. Minh Huệ (1927 – 2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, quê ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” được sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
b) Thể loại: Thể thơ 5 chữ
c) Bố cục: 3 phần:
– Phần 1: 9 khổ thơ đầu : lần thức dậy lần thứ nhất của anh đội viên,
– Phần 2: 6 khổ thơ tiếp: lần thức dậy lần thứ ba của anh đội viên.
– Phần 3: Còn lại: Suy nghĩ của anh đội viên về hình tượng Bác Hồ.
d) Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với tự sự
e) Giá trị nội dung
Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
f) Giá trị nghệ thuật
Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ. Có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện , kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
1. Cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với Bác
– Tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên:
+ Lần đầu chợt thức giấc, anh ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi “ trầm ngâm” bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động khi anh hiểu rằng Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các anh chiến sĩ.
+ Anh chứng kiến cảnh Bác đi “ dém chăn” cho các chiến sĩ với những bước chân “ nhẹ nhàng” để các anh không giật mình.
+ Ở trạng thái mơ màng như trong giấc mộng anh đội viên cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của vị lãnh tụ. “ Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”
+ Lần thứ ba thức dậy, trời đã sắp sáng, Bác vẫn ngồi đinh ninh. Sự lo lắng ở anh đã thành sự “ hốt hoảng” thực sự, vẫn ở trên anh chỉ dám “ thầm thì” hỏi nhỏ thì giờ anh hết sức năn nỉ “ vội vàng nằng nặc” mời Bác đi nghỉ.
+ Lòng vui sướng mênh mông anh thức luôn cũng Bác.
=> Qua diễn biến tâm trạng của người chiến sĩ, bài thơ đã biểu hiện cụ thể chân thực tình cảm của anh, cũng như tìm cảm chung của bộ đội và nhân dân đối với Bác. Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi, là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc.
2. Hình tượng Bác Hồ
– Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa câu chuyện lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc thấu hiểu một chân lí đơn giản và lớn lao:
“ …. Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
– Cái đêm không ngủ miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác.
– Việc Bác không ngủ vì lo cho nước, cho nhân dân, thương bộ đội, đoàn dân công đã là “ một lẽ thường tình” của cuộc đời Bác. Vì Bác là Hồ Chí Minh vị lãnh tụ của dân tộc và là người cha già thân yêu của dân tộc Việt Nam.