/tmp/zyfwf.jpg
Câu 1 (trang 29 sgk Văn 8 Tập 2):
– Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, Đường luật.
– Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Thiên Trường vãn vọng, Bánh trôi nước, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Tĩnh dạ tứ,..
Câu 2 (trang 29 sgk Văn 8 Tập 2):
– Giọng điệu chung của bài thơ là giọng điệu sảng khoái, tự nhiên, pha chút vui đùa, hóm hỉnh, lạc quan.
– Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện qua bài thơ: Tuy cuộc sống gian khổ nhưng Bác cảm thấy vui thích, thoải mái vì được sống nơi thiên nhiên hoang vu trong lành.
– Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó thật là “sang” bởi:
+ Bác luôn mong muốn một cuộc sống chan hòa với thiên nhiên
+ Bác yêu con đường Cách Mạnh của mình
→ ở Pác Bó có cả 2 yếu tố đó, nên dù khó khăn, thiếu thốn Bác vẫn cảm thấy sang.
Câu 3 (trang 29 sgk Văn 8 Tập 2): Nguyễn Trãi từng ca ngợi thú lâm tuyền (niềm vui được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui đó.
– Thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi là thú của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội, muốn lánh đục về trong, tự tìm cuộc sống an bần lạc đạo.
– Thú lâm tuyền của Hồ Chí Minh gắn với con người hoạt động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực chất đó lại là một chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông.
Bài thơ thể hiện phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm Cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui to lớn.