/tmp/ckjyd.jpg
Câu 1 (trang 56 sgk Văn 11 Tập 1):
– Lung khởi (từ đầu đến tiếng vang như mõ): cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người sĩ Cần Giuộc.
– Thích thực (từ Nhớ linh xưa… đến tàu đồng súng nổ) : hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.
– Ai vãn (từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ) : lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.
– Kết (còn lại) : tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết
Câu 2 (trang 65 sgk Văn 11 Tập 1):
– Xuất thân của người nghĩa sĩ:
+ là những người nông dân quanh năm côi cút làm ăn, hiền lành chất phác, ngòi bút tác giả vừa chân thực vừa sống động làm nổi lên cuộc sống bình dị khát vọng của người dân cày nghèo
+ nhấn mạnh cái gốc nông dân của người nghĩa sĩ là một bước tiến một cái nhìn tiến bộ của ông Đồ Chiểu trong nền văn học bấy giờ (văn học trung đại thường ngợi ca những anh hùng là quan tử, nho sĩ mà bỏ qua người nông dân)
+ Nguyễn Đình Chiểu chính là người đầu tiên mở đường cho hình tượng người nông dân nghĩa sĩ bước vào văn học
– Phẩm chất người nông dân nghĩa sĩ:
+ họ hiền lành chất phác, chăm chỉ cần cù, lời ăn tiếng nói mang đậm chất Nam Bộ
+ khi đất nước bị xâm lược họ mang trong mình lòng căm thù giặc sâu sắc thề không đội trời chung với giặc
+ họ có ý thức tự tôn dân tộc, lòng mến nghĩa, tinh thần tự nguyện đánh giặc
– Giá trị nghệ thuật
+ Nghệ thuật xây dựnghình ảnh nhân vật
+ Từ mộc mạc, giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ.
+ Ngôn ngữ góc cạnh, chính xác. Hình ảnh so sánh, sử dụng những động từ mạnh.
Câu 3 (trang 65 sgk Văn 11 Tập 1):
– Đoạn 3 là tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc:
+ Đó là nỗi xót thương đối với những người dân lao động
+ nỗi xót xa của những người nơi hậu phương, tiên tuyến
+ nỗi căm hận đối với những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le
– Tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu đau thương mà không hè bi lụy vì nó tràn đầy niềm tự hào kính phục và ngợi ca những người nông dân đã chiến đấu hi sinh cho dân tộc
Câu 4 (trang 65 sgk Văn 11 Tập 1):
– Bài văn tế sở dĩ có được sức biểu cảm mạnh mẽ, nó được biểu hiện qua những câu thơ bộc lộ những cảm xúc chân thành, qua giọng điệu, hình ảnh sống động.
– Và nó được thế hiện qua một số câu văn như:
“Đau đớn bấy! …dật dờ trước ngõ.“
“Thà thác mà đặng câu địch khái, …. trôi theo dòng nước đổ.”
– Giải thích nhận định của Giáo sư Trần Văn Giàu: “Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay là vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục” về quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
+ Truyền thống yêu nước, đánh giặc của ông cha ta đã có từ lâu đời (suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước).
+ Quan niệm sống của cha ông ta thời ấy không thể tách rời chữ vinh và nhục. Vinh tức là đánh Tây, chống lại sự xâm lược thì dù chết, vẫn là vinh. Còn nhục là khi theo Tây, chịu cúi đầu trước kẻ thù thì dù có sống cũng chỉ là sống nhục.
→Thái độ kiên quyết, rõ ràng và quan niệm sống vinh – nhục đã biểu hiện cho lòng quyết tâm và ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Những câu nói trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện đầy đủ, sâu sắc triết lí nhân sinh đó:
+ Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ
+ Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ
+ Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu đầu Tây, ở với man di rất khổ.
+ Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện trả thù kia
– Đoạn văn có thể tham khảo gợi ý sau:
+ Quan niệm về sống vinh – nhục của những người nghĩa sĩ nông dân cũng chính là quan niệm sống của nhân dân ta thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
+ họ là những người nông dân suốt đời nghèo khổ, chỉ lo sao cho đủ bát cơm ăn, manh áo mặc nhưng vì lòng yêu nước và lòng căm thù giặc cao độ, họ xung phong vào quân mộ nghĩa.
+ họ đã chiến đấu với tinh thần anh dũng tuyệt vời.
+ họ đã hi sinh một cách bình thản, anh dũng.
+ họ thà chết trong vinh quang chứ nhất định không chịu sống trong nhục nhã, cúi đầu khúm núm với những kẻ ngoại lai ngay trên mảnh đất của ông cha mình.
+ ngày nay, đọc bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ta vẫn như được thấy hình ảnh người bộ đội nông dân trong cách mạng, trong kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như trong cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống giặc Mĩ xâm lược để giành độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.