/tmp/jwdnf.jpg
Bố cục
2 phần:
+ Phần 1 (2 câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng chiều tối
+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Bức tranh cuộc sống vùng sơn cước
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 42)
Đối chiếu bản dịch thơ với dịch nghĩa:
Điểm chưa sát:
– Trong câu 2: Bỏ qua sự lẻ loi của đám mây và “mạn mạn” tức trôi chậm, trong bản dịch thơ “trôi nhẹ” không thực sự sát nghĩa
– Trong câu 3: Trong nguyên tác không có chữ “tối”, dùng từ tối làm giảm đi sự tự nhiên trong bài thơ, mặt khác, so với “thiếu nữ”, dùng “cô em” có phần kém trang trọng
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 42)
Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu đầu:
– Bức tranh thiên nhiên chiều muộn:
+ Hình ảnh: “cánh chim” mệt mỏi tìm chốn ngủ, chòm mây cô đơn trôi lững lờ giữa tầng không.
+ “quyện điểu”, “cô vân” – chất liệu cổ điển: cánh chim mỏi bay về tổ, trên không trung chỉ còn đám mây cô đơn ⇒ nổi bật sự yên ắng, êm ả nơi rừng núi
+ Sự vận động: “Tầm túc thụ, độ thiên không” là sự di chuyển có định hướng
⇒ Cảnh chiều muộn nơi núi rừng mênh mông, âm u, vắng vẻ, quạnh quẽ
⇒ Với cách miêu tả chấm phá, thiên nhiên buổi chiều tối được gợi lên đẹp nhưng đượm buồn.
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 42)
Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu sau:
– Cô em xóm núi xay ngô tối: vẻ đẹp khỏe khoắn của người con gái xóm núi đang xay ngô ⇒ đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui.
– Biện pháp điệp: “ma bao túc” – “bao túc ma hoàn” ⇒ vòng quay nối tiếp nhau ⇒ sự tuần hoàn của thời gian, của công việc.
– “Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”: Chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng.
⇒ Bức tranh ấm áp của khung cảnh lao động, đó là khung cảnh hạnh phúc bình dị
Câu 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 42)
– Nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ:
+ Bài thơ mang màu sắc cổ điển (bút pháp chấm phá, cách sử dụng những thi liệu cũ, thi pháp cổ…) lẫn hiện đại (bút phá tả thực …)
+ Ngôn ngữ được sử dụng linh hoạt và giàu hình ảnh
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 42)
– Sự vận động của cảnh vật là sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng: Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh buổi chiều tối nhưng kết thúc là hình ảnh lò than rực hồng
+ Hình ảnh lò than rực hồng đã làm toả sáng cả không gian, làm ấm nóng tâm trạng nhà thơ, không còn cảm giác mệt mỏi, buồn bã, thay vào đó là một niềm vui với sự sống.
⇒ Lòng yêu thương cuộc sống, con người của Bác; sự vận động có chiều hướng lạc quan bởi luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
Câu 2 (SGKNgữ văn 11 tập 2 trang 42)
– Hình ảnh đẹp nhất trong thơ: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
– Sở dĩ như vậy vì câu thơ thể hiện cái nhìn, sự quan tâm của Bác với đời sống con người. Bác luôn có cái nhìn lạc quan, với Bác, hình ảnh con người luôn khỏe khoắn. Đồng thời hình ảnh này bộc lộ ước mơ của người tù về cuộc sống tự do tự tại
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 42)
– Chất thép trong thơ Bác thể hiện ở nghị lực, niềm tin và tinh thần lạc quan của người tù luôn hướng về ánh sáng, tương lai
– “Mênh mông bát ngát tình”: Bác gửi tâm sự, nỗi lòng, hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống con người
Giá trị nội dung, nghệ thuật
Nội dung
– Bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên núi rừng lúc chiều tối và hình ảnh khỏe khoắn của người lao động bình dị, qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt curanhaf thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh
Nghệ thuật
– Bút pháp cổ điển:
+ Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, chữ Hán
+ Hình ảnh ước lệ quen thuộc
+ Nghệ thuật chấm phá
– Bút pháp hiện đại: Hình ảnh quen thuộc nhưng bút pháp tả thực sinh động
– Ngôn từ giàu hình ảnh, mang sức gợi cảm lớn
– Nhãn tự “đắt”