Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tôi yêu em Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm Tôi yêu em trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
1. Tác giả
*Tiểu sử
– A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin (1799 – 1837), Mặt trời của thi ca Nga.
– Xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh.
– Sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế
– Là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.
*Sự nghiệp văn học
– Đóng góp của Puskin cho nền văn học: Puskin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ.
– Về nội dung: thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga ð Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”.
– Về nghệ thuật: Puskin có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.
– Các tác phẩm chính:
+ Tiểu thuyết bằng thơ: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin(1823 – 1831)…
+ Bi kịch lịch sử: Bô-rít Gô-đu-nốp (1825)…
+ Trường ca: Ru-xlan và Li-út-mi-la (1820), Người tù Cáp-ca-dơ(1821)…
+ Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân(1830), Con đầm pích(1833)…
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời: Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.Ô-lê-nhi-na, người mà mùa hè năm 1829 Puskin cầu hôn nhưng không được chấp nhận.
b. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
c. Ý nghĩa nhan đề:
– Trong nguyên bản bài thơ không có tên. Nhan đề “Tôi yêu em”là do người dịch đặt.
– Trong tiếng Nga “явас любил – Tôi yêu em” có thể dịch ra tiếng Việt là:
+ Tôi yêu chị.
+ Tôi yêu em.
+ Tôi yêu cô.
+ Anh yêu em…
– Lựa chọn “Tôi yêu em” người dịch đã đạt được hai điều:
+ Phù hợp với sắc thái tình cảm vừa gần gũi, vừa xa cách, vừa đằm thắm, vừa dang dở của hình tượng bài thơ.
+ Phù hợp với một bài thơ viết về tình yêu đôi lứa.
d. Bố cục: 2 phần
– Phần 1 (4 câu đầu): Lời giải bày tình yêu chân thành.
– Phần 2 (4 câu cuối): Cung bậc trong tình yêu và nhân cách cao thượng.
e. Giá trị nội dung:
– Bài thơ thể hiện tình yêu chân thành, đằm thắm đơn phương nhưng trong sáng và cao thượng của nhân vật trữ tình.
– Đó là một tình yêu chân chính, giàu lòng vị tha và đức hi sinh luôn mong muốn cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất.
f. Giá trị nghệ thuật:
– Ngôn từ nghệ thuật giản dị, trong sáng.
– Biện pháp tu từ điệp ngữ.
– Nghệ thuật diễn tả lí trí và tình cảm song song tồn tại, giằng co… diễn tả thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình.
1. Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em phải bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
– Hai câu đầu:
+ Nhân vật trữ tình xưng tôi: Sắc thái trang trọng, vừa xa cách, vừa gần gũi.
+ Tôi yêu em: Lời giãi bày, bộc bạch tình cảm chân thành, thiết tha.
+ Ngọn lửa tình: Hình ảnh ẩn dụ → Tình yêu cháy bỏng, nồng nhiệt.
+ Giọng thơ có sự dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ:có thể, chưa hẳn.
⇒ Qua hai dòng thơ đầu là lời bày tỏ tình yêu chân thành, tha thiết của một trái tim thủy chung.
– Hai câu sau: Lí trí
+ Nhưng (quan hệ từ tương phản): Mạch thơ thay đổi đột ngột → Tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc.
+ Không: Quyết định chối bỏ dứt khoát.
+ Bận lòng, bóng u hoài: Sự éo le trong tình cảm của các nhân vật trữ tình.
→ Lí trí >< tình cảm: Sự day dứt do những mâu thuẫn, giằng xé khi ngọn lửa tình yêu đang cháy nhưng phải dập tắt ngay để em không phải bận lòng.
⇒ Vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình: trung thực, chân thành, biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người mình yêu.
2. Nỗi khổ đau tuyệt vọng của nhân vật trữ tình
Tôi yêu em âm thầm không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
– Tôi yêu em (điệp ngữ): khẳng định tình cảm với “em”.
– Các trạng thái cảm xúc:
+ Âm thầm: nỗi đau giữ kín trong lòng.
+ Không hi vọng: không còn niềm tin vào mối tình của mình nửa.
+ Lòng ghen: một thứ gia vị để khẳng định tình yêu mãnh liệt.
– Nhịp thơ nhanh, dồn dập, nhiều chỗ ngắt nhịp với những trạng từ chỉ thời gian khi, lúc.
→ Sắc thái đa dạng trong tình yêu.
⇒ Tình yêu đơn phương, khao khát trong thầm lặng, dằn vặt trong tuyệt vọng, đau khổ.
3. Sự cao thượng chân thành của nhân vật trữ tình
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
– Tôi yêu em: Được lặp lại lần thứ 3 để tiếp tục khẳng định tình yêu tôi dành cho em là chân thành, đằm thắm.
– Cầu em … em: Lời cầu chúc chân thành, cao thượng và hàm chứa nhiều ý vị.
+ Cầu: Giấu nỗi đau thương, xót xa, hờn ghen để nói lời chúc phúc chân thành.
+ Như: So sánh để khẳng định tình yêu chân thành, không bao giờ lụi tắt mà vẫn dạt dào, thủy chung.
→ Biểu hiện của một nhân cách cao thưọng, vị tha; một tình yêu có văn hoá.
⇒ Bài thơ dường như là lời từ giã của một tình yêu không thành. Nhưng lời từ giã cuối cùng lại trở thành lời giãi bày, bộc bạch một tình yêu chân thành, cao thượng → Giá trị nhân văn sâu sắc.