/tmp/hpele.jpg
Câu 1 (trang 169 sgk Văn 6 Tập 1):
– Cấu tạo từ gốm có: từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy):
+ Từ đơn: là những từ chỉ có một âm tiết như (bàn, sách, vở, xanh, tím, …)
+ Từ ghép: sách vở, quần áo, xe máy, …
+ Từ láy: long lanh, mong manh, mênh mông,…
Câu 2 (trang 170 sgk Văn 6 Tập 1):
– Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất hoạt động, …) mà từ biểu thị. Gồm:
+ Nghĩa gốc: ví dụ như “chân” là bộ phần cuối cùng của người hoặc sự vật (bàn chân, chân bàn, chân ghế, …)
+ Nghĩa chuyển: “chân” dùng để chỉ phẩm chất đạo đức, tính chất của sự vật. Ví dụ như: chân thành, chân chất, …
Câu 3 (trang 170 sgk Văn 6 Tập 1):
– Từ thuần Việt: áo, quần, hiền, tốt, …
– Từ mượn:
+ Từ mượn tiếng Hán: gia sư, độc giả, tác giả, …
+ từ mượn gốc Hán: chém (trảm), phong (gió), …
+ Từ mượn Hán Việt: bất khuất, anh hùng, dũng cảm, …
+ Từ mượn các ngôn ngữ khác: cà phê, xi măng (Pháp); hăm bơ gơ, san guých (Anh),…
Câu 4 (trang 171 sgk Văn 6 Tập 1):
– Các lỗi dùng từ:
+ Lặp từ: trong một bài lặp đi lặp lại một từ quá nhiều lần khiến cho câu văn trở nên lủng củng, khó hiểu.
+ Lẫn lộn các từ gần âm: bàng quang (một bộ phận trong cơ thể người) với bàng quan (thái độ thờ ơ); sáng lạng với xán lạn (tươi sáng).
+ Dùng từ không đúng nghĩa: Người lạ mắt (nhìn rất lạ, chưa từng thấy) với “Một em nhỏ có những món đồ chơi trông rất lạ mặt”. (không ai quen biết)
Câu 5 (trang 171 sgk Văn 6 Tập 1):
– Danh từ là những từ dùng để chỉ người, sự vật, hiện tượng tự nhiên. Ví dụ: cây, chim, mèo, bác sĩ, cô giáo, mưa, …
– Cụm danh từ là những cụm từ có danh từ làm trung tâm. Ví dụ: cô gái kia, quả táo này, …
– Động từ là những từ chỉ hoạt động của người hoặc sự vật. Ví dụ: chạy, đá, nắm, ngủ, …
– Cụm động từ là những cụm từ có động từ làm trung tâm. Ví dụ: chạy nhanh, vừa chạy về, đã ngủ rồi, …
– Tính từ là những từ chỉ tính chất, đặc điểm, màu sắc của sự vật. Ví dụ: xanh, đỏ, hiền, xấu, đẹp, …
– Cụm tính từ là những cụm từ có tính từ làm trung tâm. Ví dụ: rất giỏi, rất nhanh, tốt quá, …
– Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Ví dụ: ba, hai, một,…
– Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Ví dụ: tất, các, mọi, …
– Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Ví dụ: này, kia, ấy, …