/tmp/xkpgh.jpg
Câu 1 (trang 142 sgk Văn 9 Tập 1):
* Bố cục: 3 phần
– Phần 1 (hai khổ đầu): cảnh đoàn thuyền ra khơi.
– Phần 2 (hai câu tiếp): cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển về đêm.
– Phần 3 (hai câu còn lại): cảnh lao động đánh cá.
* Thời gian và không gian được miêu tả:
– Thời gian diễn ra các hoạt động của đoàn thuyền đánh cá cũng là thời gian vận động của thiên nhiên vũ trụ từ hoàng hôn đến bình minh.
– Không gian nghệ thuật trong bài thơ là khung cảnh của biển cả, mở rộng ra là vũ trụ bao la.
Câu 2 (trang 142 sgk Văn 9 Tập 1):
Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả về đêm trên biển với không gian cao rộng, bát ngát.
Sức mạnh của con người trước thiên nhiên vũ trụ được miêu tả vừa thực vừa lãng mạn.
– Một loạt thơ kỳ vĩ, khoa trương biến con thuyền đánh cá bình thường thành những con thuyền kỳ vĩ đi giữa các miền không gian. → Hòa nhập vào cái không cùng của thiên nhiên, vũ trụ.
– Con người chủ động xuất hiện trong tư thế ung dung, sảng khoái khi được làm chủ biển khơi.
Câu 3 (trang 142 sgk Văn 9 Tập 1):
Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động.
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”
Hình ảnh con thuyền được phóng đại lên một kích thước lớn lao ngang tầm với vũ trụ. Con thuyền với gió làm lái, trăng làm buồm và con người chủ động trước thiên nhiên:
” Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
Công việc đánh cá được hình dung như một cuộc dàn trận mà con người ở tư thế chủ động, nắm chắc phần thắng…
Câu 4 (trang 142 sgk Văn 9 Tập 1):
Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài như một khúc ca về bài ca lao động của người dân lao động khi bước vào cuộc sống mới.
Âm hưởng bài thơ khỏe khoắn, sôi nổi. Lời thơ dõng dạc, điệp khúc hát say mê, hào hứng, phấn khởi. Cách gieo vần có nhiều biến hóa linh hoạt, các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen lẫn vần cách,…
Câu 5 (trang 142 sgk Văn 9 Tập 1):
Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động đồng thời thể hiện niềm vui, niềm tự hào trước đất nước và cuộc sống lao động mới.
Qua bài thơ cũng cho chúng ta thấy một cái nhìn đầy tin tưởng, lạc quan của tác giả trước cuộc sống mới.
Khổ thơ cuối là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong âm vang câu hát khỏe khoắn:
“Câu hát căng buồm với gió khơi
… Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi”
Đoàn thuyền đánh cá trở về trong âm vang sảng khoái trước thành quả lao động huy hoàng trong tư thế hào hùng, khẩn trương “Đoàn thuyến chạy đua cùng mặt trời”. Mặt trời sau một đêm nghỉ ngơi lại bắt đầu với hành trình mới. Các động từ mạnh “đội”, “nhô”… cùng xuất hiên trên một dòng thơ thể hiện sức mạnh vươn dạy mãnh liệt với sức sống tinh khôi của thiên nhiên, vũ trụ. Sự vận động thắng lợi của đoàn thuyền đánh cá trở về hòa nhập cùng hành trình mặt trời trong sức sống một ngày mới. Khép lại bài thơ là hình ảnh giàu liên tưởng, độc đáo “Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi” lời thơ tràn đầy niềm vui, niền tự hào của con người vươn lên chiến thắng biển trời…