/tmp/bggvc.jpg
Nội dung bài viết
a. Các đề bài trên có điểm chung là đều nói về một đạo lí của ông cha ta hay một tư tưởng, nhận định của xã hội hiện nay.
b. Ví dụ:
– Suy nghĩ về lòng hiếu thảo.
– Tôn sư trọng đạo
– Lòng hiếu học.
Tinh thần tự học
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề “Tinh thần tự học”
b. Thân bài
– Thế nào là tự học?
+ Tự học là chúng ta tự động học tập sau khi ở nhà, vạch ra mục tiêu và kế hoạch học tập cho bản thân
+ Tự học cũng là sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
– Những tấm gương tốt về tinh thần tự học
+ Bác Hồ – vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã tự học trong suốt cuộc đời bôn ba của mình.
+ Mã Lương – tấm gương sáng được nhiều người biết đến.
→ Tự học là điều cần thiết và quan trọng, có lợi ích trong việc học của mỗi cá nhân.
– Lợi ích của tự học
+ Nắm chắc kiến thức trên lớp để hiểu và vận dụng
+ Ghi nhớ những kiến thức đã học một cách chắc chắn.
+ Chuẩn bị tốt kiến thức cho buổi học sắp tới tránh sự lúng túng khi học.
– Tình trạng tự học của học sinh hiện nay
+ Nhiều học sinh rất tích cực trong việc tự học, đã gặt được nhiều thành tích: Đỗ Nhật Nam, Phan Đăng Nhật Minh,… đây là những tấm gương sách cần học tập
+ Bên cạnh đó, nhiều học sinh lười biếng, học chống đối, không có tinh thần tự học => cần phê phán và thức tỉnh.
– Tự học như thế nào để hiệu quả?
+ Làm bài tập về nhà
+ Đọc lại kĩ những bài đã học.
+ Soạn bài và chuẩn bị bài trên lớp
→ Tự giác không cần ai nhắc nhở.
→ Tạo lập thành một thói quen: tự học.
→ Lập một kế hoạch chi tiết.
→ Học tập theo thời gian biểu.
→ Không ỷ lại vào tài liệu mẫu quá nhiều.
c. Kết bài
– Khẳng định vai trò quan trọng và thiết yếu của tự học đối với việc học của mỗi cá nhân.