/tmp/bdfmp.jpg
Nội dung bài viết
Tuyển tập các bài soạn văn 9 Tập 1 & Tập 2 ngắn gọn, đầy đủ, bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 & Tập 2 giúp bạn học tốt môn Văn 9 hơn.
– Phần 1 (Từ đầu đến “rất hiện đại”): vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng của chủ tịch Hồ Chí Minh được kết hợp với cái gốc văn hóa bền vững của người.
– Phần 2 (còn lại): lối sống rất giản dị, rất Việt Nam của Bác Hồ.
Câu 1 (trang 8 sgk Văn 9 Tập 1):
* Vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ở các phương diện: Bác Hồ đã đi đến nhiều nước và am hiểu nhiều nền văn hóa trên thế giới, biết và sử dụng nhiều ngoại ngữ,…
* Người có được vốn tri thức như vậy do:
– Sự chủ động tích lũy tìm hiểu của Bác Hồ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Bác đi nhiều nước trên thế giới, đi đến đâu bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật…
– Điều kiện khách quan: Bác bôn ba suốt mấy chục năm ở nhiều nước trên thế giới nên có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa.
Câu 2 (trang 8 sgk Văn 9 Tập 1):
Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của bác được biểu hiện:
– Nơi ở và làm việc đơn sơ “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”…
– Trang phục hết sức giản dị: “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ,…”
– Bác ăn uống đạm bạc: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…”.
Câu 3 (trang 8 sgk Văn 9 Tập 1):
Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao:
– Giản dị: bác không lệ thuộc vào các điều kiện vật chất, các nhu cầu vật chất.
– Thanh cao: lối sống giản dị của con người được sống hài hòa với thiên nhiên. Ví dụ: Thơ Bác Hồ luôn tràn đầy vẻ đẹp thiên nhiên.
Câu 4 (trang 8 sgk Văn 9 Tập 1):
Qua tác phẩm, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về con người cũng như lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chủ tịch vĩ đại – người cha già của dân tộc. Việc học tập phong cách Hồ Chí Minh sẽ giúp cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ có một bài học sâu sắc về việc kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc văn hóa dân tộc.
Với việc lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, ngôn từ giản dị, vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cap và giản dị.
Câu 1 (trang 8 sgk Văn 9 Tập 1):
Câu trả lời của Ba không đáp ứng yêu cầu mà An muốn biết vì nó mơ hồ về ý nghĩa.
Điều mà An muốn biết là địa điểm học bơi của Ba ở đâu.
Bài học về giao tiếp:Trong giao tiếp, muốn đạt được hiệu quả, cần phải nói có nội dung giao tiếp, không nói ít ơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
Câu 2 (trang 9 sgk Văn 9 Tập 1):
Truyện gây cười vì hai nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
Anh “lợn cưới” chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và anh “áo mới” chỉ cần trả lời: “tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”.
Khi giao tiếp không nói nhiều hơn những gì cần nói.
Truyện phê phán những người nói không có sự thật. Đây là tính xấu nói khoác lác.
Bài học: Khi giao tiếp, cần nói những thông tin có bằng chứng xác thực.
Câu 1 (trang 10 sgk Văn 9 Tập 1):
a, Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì gia súc là vật nuôi ở nhà.
b, Én là một loài chim có hai cánh.
Thừa cụm từ “có hai cánh” vì tất cả loài chim đều có hai cánh.
Câu 2 (trang 10 sgk Văn 9 Tập 1):
a, Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách mách có chứng.
b, Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
c, Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.
d, Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội.
e, Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.
Câu 3 (trang 11 sgk Văn 9 Tập 1):
Phương châm hội thoại về lượng không được tuân thủ vì thừa câu “rồi có nuôi được không. Câu nói này không cần thiết và không phù hợp với cuộc hội thoại.
Câu 4 (trang 11 sgk Văn 9 Tập 1):
a, như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là,… người nói cho biết thông tin họ nói chưa chắc chắn: tôn trọng phương châm về chất.
b, như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết,… người nói nhằm báo cho người nghe biết nói về nội dung cũ là có chủ ý: tôn trọng phương châm về lượng.
Câu 5 (trang 12 sgk Văn 9 Tập 1):
– Ăn đơm nói đặt: nói vu khống, đặt điều cho người khác.
– Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
– Ăn không nói có: nói vu khống, bịa đặt.
– Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ.
– Khua môi múa mép: nói phô trương, nói ba hoa, khoác lác.
– Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, không có bằng chứng.
– Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn nhưng chỉ để đấy không thực hiện.
Những thành ngữ trên đều không tuân thủ phương châm hội thoại về chất.
………………………………
………………………………
………………………………