/tmp/tjxgg.jpg
Bố cục
,- 4 phần
+ Đoạn 1 (Câu 1- 20): Lí do, hoàn cảnh được lên đọc thơ hầu Trời
+ Đoạn 2 (Câu 21 – 68):Kể về buổi đọc thơ cho Trời và chư tiên
+ Đoạn 3 (Câu 68 -98): Tâm sự của nhà thơ với Trời về hoàn cảnh khốn khó của mình
+ Đoạn 4 (Còn lại): Phút tiễn biệt Trời, về lại thực tại
Câu 1 (SGK /17)
– Khổ thơ 1 cho thấy cảm xúc trong đêm lên tiên được gợi lại chân thực, rõ nét
+ Cách mở đầu khổ thơ đặc biệt khi gợi lại một giấc mơ: “chẳng biết có hay không”: sự băn khoăn, phỏng đoán, nhưng nhà thơ lại nhấn mạnh cảm xúc chân thực khi được lên tiên
+ Điệp từ thật được sử dụng 4 lần trong câu 3, 4: Thật hồn, thật phách, thật thân thể, thật được lên tiên.. ⇒tăng thêm độ chân thực cho câu chuyện
+ Cảm xúc lạ lùng, vui sướng khi được lên tiên: “sướng lạ lùng”
– Cách vào đề gợi cảm giác chân thực về câu chuyện được kể
Câu 2 (SGK/17)
– Thái độ tác giả: đọc rất nhiệt tình, cao hứng, có phần tự hào tự đắc vì văn thơ của chính mình, đọc thơ say sưa
– Thái độ của chư tiên: Ao ước, mời mang “bán chợ Trời”
– Thái độ của Trời: lấy làm hay, khen “Văn trần được thế chắc có ít”, “Trời lại phê cho văn thật tuyệt”
– Đoạn thơ cho thấy nhà thơ mang cái tôi “ngông”, phóng túng, tự ý thức về tài năng của mình và khao khá được công nhận, khẳng định tài năng
– Giọng kể có chút ngông nghênh, tự tin
Câu 3 (SGK /17)
– Đoạn thơ hiện thực:
“Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó
……….
Biết làm có được mà dám theo”
– Ý nghĩa đoạn thơ:
+ Nêu lên hoàn cảnh hiện tại của bản thân và sự rẻ rúng của văn chương
+ Là một người ý thức được về tài năng và giá trin văn chương của mình, vậy mà tác giả phải chịu cảnh văn chương bị coi rẻ, tài năng không được trân trọng ⇒ Khiến ta có cảm giác ngậm ngùi
– Hai nguồn cảm hứng liên hệ với nhau: Bởi vì ý thức sâu sắc về hiện thực nên khát khao thoát li khỏi hiện thực ⇒ cảm hứng lãng mạn
Câu 4 (SGK/17)
– Nghệ thuật:
+ Thơ giàu yếu tố tự sự, sử dụng thể thất ngôn trường thiên nhưng tự do, phóng khoáng, thoát khỏi khuôn mẫu về hình thức
+ Ngôn ngữ nôm na gần với đời thường
+ Cảm xúc biểu lộ tự do, phóng khoáng, chân thực
Bài 1 (SGK/17)
Trong văn bản “Hầu Trời”, câu thơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất là “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”. Đối với em, câu thơ không chỉ nói lên hoàn cảnh hiện tại của nhà thơ mà còn nói lên hoàn cảnh của bao nhiêu nhà thơ khác nữa. Còn gì bi kịch hơn khi một người nghệ sĩ ý thức vô cùng sâu sắc về giá trị văn chương cùng tài năng của mình lại phải chịu cảnh tài năng ấy bị coi thường, khinh rẻ. Văn chương nghệ thuật là nơi gửi gắm, giãi bày tâm trạng của con người, hướng con người tới những giá trị người tốt đẹp hơn. Bởi vậy, câu thơ đặt ra vấn đề cần nhìn nhận và đánh giá mỗi nhà văn, nhà thơ và các tác phẩm văn học một cách trân trọng hơn.
Bài 2 (SGK/17)
– “Ngông”:không đánh đồng với kiêu ngạo, “ngông” ở đây là sự tin tưởng vào tài năng và giá trị của bản thân mình”
– Cái ngông trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống ung dung, tự do, phóng khoáng (VD: Nguyễn Công Trứ…)
– Cái “ngông” của Tản Đà bộc lộ qua:
+ Tự tin bộc lộ cái tôi cá nhân lãng mạn, phóng khoáng thông qua sự hư cấu chuyện “Hầu trời”
+ Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng thơ của mình
+ Không e ngại bày tỏ quan điểm cá nhân về nghề văn
Giá trị nội dung, nghệ thuật:
– Nội dung:
Qua câu chuyện về một đêm được lên đọc thơ Hầu Trời, Tản Đà đã bộc lộ cái tôi cá nhân tự do, phóng túng cùng sự tự ý thức về tài năng của mình. Đồng thời, nhà thơ cũng bộc lộ niềm mong ước được khẳng định tài năng
– Nghệ thuật
+ Thơ giàu yếu tố tự sự, sử dụng thể thất ngôn trường thiên nhưng tự do, phóng khoáng, thoát khỏi khuôn mẫu về hình thức
+ Ngôn ngữ nôm na gần với đời thường
+ Cảm xúc biểu lộ tự do, phóng khoáng, chân thực
+ Giọng điệu thoải mái, tự nhiên