/tmp/myzcm.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Trong lòng mẹ
– Phần 1: Từ đầu đến “và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”: Cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng ; ý nghĩ, cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh.
– Phần 2: Đoạn còn lại: Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.
Câu 1 (trang 20 sgk Văn 8 Tập 1): Nhân vật người cô:
– Vẻ mặt tươi cười, giọng nói ngọt ngào nhưng rất “kịch”
– Cố tình nói mẹ Hồng đang phát tài và ngân dài hai tiếng “em bé”
– Dù lòng chú bé đã “thắt lại”, “nước mắt ròng ròng” nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện để Hồng ruồng rẫy, và khinh ghét mẹ.
⇒ Qua cuộc đối thoại, ta thấy bà cô là người có những rắp tâm tanh bẩn, là người ra vẻ quan tâm nhưng thực chất là ý đồ xấu, chia rẽ tình cảm mẹ con giữa Hồng và mẹ, cố dựng chuyện để Hồng giận mẹ.
Câu 2 (trang 20 sgk Văn 8 Tập 1): Tình yêu thương mãnh liệt của Hồng với mẹ:
– Khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm tới mẹ chú: Hồng vẫn tin tưởng mẹ, không một chút giận mẹ mà càng thương mẹ hơn, căm ghét những cổ tục đã hành hạ mẹ.
– Cảm giác sung sướng khi gặp lại mẹ: chỉ thoáng thấy bóng mẹ đã chạy theo, khi ở trong lòng mẹ cảm thấy hạnh phúc và ấm áp đến mức không nhớ những lời mẹ hỏi.
Câu 3 (trang 20 sgk Văn 8 Tập 1): Qua đoạn trích ta thấy văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình vì:
– Đoạn trích đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu với người mẹ bất hạnh.
– Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được thể hiện qua những dòng miêu tả nghẹn ngào, đầy nước mắt và sự hạnh phúc dạt dào.
– Cách thể hiện giàu cảm xúc, hình ảnh so sánh ấn tượng
Câu 4 (trang 20 sgk Văn 8 Tập 1): Qua văn bản em nghĩ hồi kí là văn bản ghi chép lại một cách chân thực, sinh động những câu chuyện có thật trong cuộc đời tác giả.
Câu 5 (trang 20 sgk Văn 8 Tập 1):
– Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng tức là những tác phẩm ông viết đa phần là về phụ nữ và nhi đồng, về những câu chuyện, những tâm lí, tình cảm của họ.
– Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã minh chứng điều đó:
+ Viết về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng giữa chú bé Hồng và mẹ.
+ Dù xa cách mẹ, người cô luôn ở bên nói xấu mẹ nhưng Hồng càng thương và tin tưởng mẹ; hạnh phúc khi gặp mẹ.
+ Người mẹ vì hoàn cảnh phải xa con nhưng khi trở về vội vã ôm con vào lòng, chở che, vỗ về con.
Văn bản đã giúp chúng ta hiểu được sâu sắc tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng, đặc biệt là lòng yêu thương mẹ bao la của chú bé Hồng. Từ đó chúng ta biết trân trọng và yêu thương mẹ của mình hơn.