/tmp/ojtoe.jpg
Câu 1 (trang 38 sgk Văn 9 Tập 1):
Một số từ ngữ dùng để xưng hô:
Xưng hô bằng đại từ:
+ Ngôi thứ nhất: Tôi, tao tớ (số ít); chúng tôi, chúng tao… (số nhiều).
+ Ngôi thứ hai: bạn, mi, mày (số ít); chúng mày, chúng bạn (số nhiều).
Xưng hô bằng từ chỉ quan hệ gia đình: ông, bà, bố, mẹ, bác,…
Xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp: cô giáo, bác sĩ,…
Câu 2 (trang 38 sgk Văn 9 Tập 1):
– Ví dụ a: cách xưng hô
+ Anh (Dế Mèn) – em (Dế Choắt).
+ Ta (Dế mèn) – chú mày (Dế Choắt).
→ Cách xưng hô không bình đẳng.
– Ví dụ b: Tôi (Dế Choắt) – Anh (Dế Mèn)
→ Xưng hô bình đẳng.
Có sự thay đổi trong cách xưng hô của hai nhân vật do vị thế của hai nhân vật có sự thay đổi, cách xưng hô cũng có sự thay đổi theo.
Câu 1 (trang 39 sgk Văn 9 Tập 1):
– Người học viên Châu Âu sử dụng nhầm từ ngữ xưng hô: “Chúng ta” phải thay bằng “Tôi – chúng tôi”.
– Nguyên nhân:
+ Do chưa phân biệt được từ xưng hô.
+ Do ảnh hưởng thói quen sử dụng ngôn ngữ Châu Âu.
Câu 2 (trang 40 sgk Văn 9 Tập 1):
Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi vì:
– Để thể hiện tính khách quan của luận điểm.
– Thể hiện sự khiêm tốn của người viết.
Câu 3 (trang 40 sgk Văn 9 Tập 1):
– Cậu bé xưng hô với mẹbằng từ chỉ quan hệ gia đình: mẹ
– Xưng hô với sứ giả dùng: ta
– ông. → cách xưng hô thể hiện cậu là một đứa bé khác thường.
→ Đối với bà mẹ, Gióng vẫn chỉ là một đứa trẻ nhưng đối với quốc gia, đất nước ông sẽ làm nên những chuyện lớn lao, phi thường.
Câu 4 (trang 40 sgk Văn 9 Tập 1):
Địa vị của người học trò cũ đã thay đổi nhưng khi gặp lại thầy giáo đã dạy mình thuở bé, trong khi người thầy xưng hô là ngài, nhân vật danh tướng vẫn gọi thầy xưng con. Điều đó thể hiện sự tôn trọng, biết ơn đối với người thây giáo cũ.
Câu 5 (trang 40 sgk Văn 9 Tập 1):
– Trước năm 1945, đất nước ta còn là đất nước thực dân nửa phong kiến, nhà vua người đứng đầu nhà nước xưng hô với dân chúng rất uy nghi, cách biệt: vua – trẫm.
– Cách xưng hô của Bác: tôi
– đồng bào vừa hể hiện mới mẻ đồng thời tạo cảm giác gần gũi, thân thiết đối với người nghe.
Câu 6 (trang 41 sgk Văn 9 Tập 1):
Cách xưng hô trong đoạn trích trên được chị Dậu dùng với tên cai lệ. Tuy nhiên cách xưng hô có sự thay đổi.
– Đoạn văn thứ nhất:
+ Chị Dậu xưng cháu, nhà cháu và gọi tên cai lệ bằng ông.
→ Thể hiện sự nhún nhường, van xin, hạ mình của chị.
+ Tên cai lệ cậy quyền xưng hô một cách hống hách: ông – thằng kia – mày.
– Đoạn sau, cách xưng hô thay đổi: Chị Dậu chuyển sang cách xưng hô: tôi – ông, bà – mày.
→ Chị không chịu nhún nhường, vùng dậy để bảo vệ chồng mình.