/tmp/svjiy.jpg
Nội dung bài viết
Câu (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):
Câu 1 (trang 122 sgk Văn 9 Tập 1):
– Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
– Từ phức là từ do hai hay nhiều tiếng tạo thành.
+ Từ ghép là từ ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.
+ Từ láy là từ có sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.
Câu 2 (trang 122 sgk Văn 9 Tập 1):
Từ ghép | Từ láy |
Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng. | Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, nhường nhịn, lấp lánh. |
Câu 3 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):
– Từ láy có sự “giảm nghĩa” so với nghĩa gốc: trăng trắng, nho nhỏ, đèm đẹp, xôm xốp, lành lạnh.
– Từ láy có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa gốc: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
Câu 1 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh, nghĩa của thành ngữ có thể trực tiếp bắt nguồn từ nghĩa của các từ ngữ tạo nên nhưng chủ yếu biểu hiện gián tiếp thông qua một số phép chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh).
Câu 2 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):
Thành ngữ | Tục ngữ |
– Đánh trống bỏ dìu: thiếu trách nhiệm. – Được voi đòi tiên: ham muốn vô tận, lòng tham vô đáy. – Nước mắt cá sấu: thương người một cách giả tạo. |
– Gần mực thì đen gần đèn thì sáng: hoàn cảnh môi trường có ảnh hưởng đến tính cách con người. – Chó treo mèo đậy: kinh nghiệm chống chó, mèo ăn vụng thức ăn. |
Câu 3 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):
* Hai thành ngữ có yếu tố động vật:
– Ếch ngồi đáy giếng: ví người sống ở môi trường nhỏ hẹp, ít tiếp xúc với bên ngoài nên ít hiểu biết, tầm nhìn hạn hẹp.
Đặt câu: Cậu ta thực chất là loại người ếch ngồi đáy giếng.
– Ăn ốc nói mò: nói không có ăn cứ, chứng cứ gì cả.
Đặt câu: Nếu chưa biết chính xác sự việc, chúng ta đừng nói theo kiểu ăn ốc nói mò.
* Hai thành ngữ có yếu tố thực vật
– Liễu yếu đào tơ: chỉ những người con gái trẻ, mảnh mai, yếu ớt.
Đặt câu: Trông cô ấy đúng là kiểu người liễu yếu đào tơ.
– Cây cao bóng cả: Người có thế lực, uy tín lớn, có khả năng che chở, giúp đỡ người khác.
Đặt câu: Ông ấy thuộc kiểu người cây cao bóng cả rất có uy tín trong xã hội.
Câu 4 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):
Ví dụ trong văn chương:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, họa đành đòi hai”
(Chị em Thúy Kiều – Nguyễn Du)
Câu 1 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):
Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị (sự vật, hoạt động, tính chất…).
Câu 2 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):
Đáp án a. Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”.
Câu 3 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):
Độ lượng là:
b. rộng lượng, dễ dàng thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
Chọn đáp án này bởi dùng từ đồng nghĩa với nhau để định nghĩa.
Câu 1 (trang 124 sgk Văn 9 Tập 1):
– Từ nhiều nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển (nghĩa đen, nghĩa bóng).
– Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ để tạo ra những từ nhiều nghĩa trong đó có nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện đầu tiên là cơ sở để hình thành các nghĩa khác nhau. Nghĩa chuyển hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Câu 2 (trang 124 sgk Văn 9 Tập 1):
“Hoa” được dùng theo nghĩa chuyển.
Đây không phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ, làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nó chỉ có ý nghĩa lâm thời trong văn bản cụ thể.
Câu 1 (trang 124 sgk Văn 9 Tập 1):
Từ đồng âm là những từ có ý nghĩ giống nhau về âm thanh nhưng khác về nghĩa, giữa chúng không liên quan gì tới nhau.
Câu 2 (trang 124 sgk Văn 9 Tập 1):
a, Hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ lá phổi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong chiếc lá xa cành.
b, Là hiện tượng đồng âm, bởi hai từ đường trong “đường ra trận…” và “ngọt như đường” dù có cấu tạo âm thanh giống nhau nhưng nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau, giữa chúng không có mối liên hệ nào.
Câu 1 (trang 125 sgk Văn 9 Tập 1):
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Câu 2 (trang 125 sgk Văn 9 Tập 1):
d. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp.
Câu 3 (trang 125 sgk Văn 9 Tập 1):
Từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi vì giữa hai từ đều có nghĩa chung là chỉ thời gian.
Tác dụng:
– Tránh lặp từ “tuổi”.
– Tạo cho câu văn có hàm ý chỉ sự trẻ trung, tươi đẹp.
– Lời văn hóm hỉnh, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời.
Câu 1 (trang 125 sgk Văn 9 Tập 1):
Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
Câu 2 (trang 125 sgk Văn 9 Tập 1):
Có ba cặp từ trái nghĩa: xấu >< đẹp; xa >< gần; rộng >< hẹp.
Câu 3 (trang 125 sgk Văn 9 Tập 1):
Nhóm 1 | Nhóm 2 |
Sống >< chết
Chẵn >< lẻ Chiến tranh >< hòa bình |
Già >< trẻ
Yêu >< ghét Cao >< thấp Nông >< sâu Giàu >< nghèo |
Câu 1 (trang 126 sgk Văn 9 Tập 1):
– Nghĩa của từ có thể rộng hơn (hẹp hơn) nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Một từ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của từ khác.
+ Một từ được coi là nghĩa hẹp phạm vi nghĩa của từ đó bị bao hàm phạm vi nghĩa của nhiều từ khác.
– Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng đối với từ ngữ này đồng thời cũng có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.
Câu 2 (trang 126 sgk Văn 9 Tập 1):
Câu 1 (trang 126 sgk Văn 9 Tập 1):
Trường từ vựng là tập hợp những từ có một nét chung về nghĩa.
Câu 2 (trang 126 sgk Văn 9 Tập 1):
– Tác giả dùng trường từ vựng: tắm – bể
– Tác dụng: Làm cho câu văn thêm hình ảnh, giàu sức liên tưởng có giá trị biểu cảm cao: tố cáo tội ác dã man của bọn thực dân, đế quốc.