/tmp/bqgmw.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Thạch Sanh
– Phần 1 (từ đầu đến “phép thần thông”): giới thiệu nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh.
– Phần 2 (tiếp đến “phong cho làm quận công”): Thạch Sanh bị Lí Thông cướp mất công.
– Phần 3 (tiếp đến “kiếp làm bị hung”): Mẹ con Lí Thông phải chịu hình phạt từ đấng tối cao – ông trời.
– Phần 4 (còn lại): Chiến công của Thạch Sanh
Câu 1 (trang 66 sgk Văn 6 Tập 1):
– Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có nhiều điều kì lạ:
+ Thạch Sanh sinh ra trong một gia đình nhà nông làm nghề đốn củi. Sự ra đời của Thạch Sanh là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Chàng được thiên thần dạy cho mọi món võ nghệ và mọi phép thần thông.
– Như vậy, qua nhân vật Thạch Sanh có ý nghĩa tô đậm tính chất đẹp đẽ, kì lạ của nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Dân gian quan niệm rằng nhân vật được sinh ra và lớn lên kì lạ ắt sẽ làm nên nhiều chiến công phi thường. Và những con người bình thường cũng là những con người có khả năng, phẩm chất kì lạ, khác thường.
Câu 2 (trang 66 sgk Văn 6 Tập 1):
– Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua rất nhiều thử thách đó là:
+ Đi canh miếu và giết chết chằn tinh.
+ Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa và thái tử của vua Thủy tề.
+ Bị Lí Thông cướp công một cách trắng trợn.
+ Bị hồn của chằn tinh và đại bàng vu oan, Thạch Sanh bị đẩy vào trong ngục.
→ Qua những lần vượt qua thử thách đầy khó khăn như vậy, chứng tỏ ở Thạch Sanh có nhiều phẩm chất tốt đẹp: lòng dũng cảm, lòng nhân hậu, thật thà và đầy vị tha.
Câu 3 (trang 66 sgk Văn 6 Tập 1):
– Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông:
+ Thạch Sanh thật thà, có lòng vị tha cao cả (tha cho mẹ con Lí Thông). Chàng chính là đại diện cho cái thiện.
+ Lí Thông thì gian ác, xảo trá, ích kỉ. Vì thế, Lí Thông chính là đại diện cho cái ác.
Câu 4 (trang 67 sgk Văn 6 Tập 1):
– Ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm thần:
+ Tiếng đàn: tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa, của những lẽ phải.
+ Niêu cơm thần: chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm cũng như ca ngợi sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời thể hiện sự khoan dung và tấm lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Câu 5 (trang 67 sgk Văn 6 Tập 1):
– Cách kết thúc truyện thể hiện ước mơ công lí xã hội của nhân dân ta. Việc Thạch Sanh lên ngôi là phần thưởng lớn lao, xứng đáng với những khó khăn, thử thách của nhân vật đã trái qua và với phẩm chất tài năng của nhân vật. Những cái mà người lao động trong xã hội cũ không bao giờ có, cuối cùng đều được trao cho nhân vật. Mẹ con Lí Thông ở ác nên bị trừng trị chết biến thành kiếp con bị hung để đời đời chịu sự nhơ bẩn.
– Đây chính là cái kết quen thuộc trong truyện cổ tích.
– Ví dụ: Cây khế, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, …
Câu 1 (trang 67 sgk Văn 6 Tập 1):
– Em sẽ chọn chi tiết Thạch Sanh ngồi gảy đàn để đánh đuổi quân giặc.
– Vì: khi vẽ chi tiết em sẽ khắc họa cụ thể hơn chân dung Thạch Sanh đang rất ung dung đánh giặc bằng cách có một không ai. Đó là chàng không cần phải đao to búa lớn, ngựa hí gầm vang mà chỉ điềm tĩnh ngồi gảy đàn, tiếng đàn của chàng cũng đủ sức mạnh khiến cho quân thù cảm thấy sợ hãi.
– Em sẽ đặt tên cho bức tranh là: Âm thanh hòa bình.
Câu 2 (trang 67 sgk Văn 6 Tập 1):
– Khi kể diễn cảm truyện Thạch Sanh cần đảm bảo đầy đủ các chi tiết quan trọng. Bên cạnh đó cần sử dụng khéo léo các từ ngữ giàu tính biểu cảm như: biết bao, bao nhiêu, thật là, vô cùng, …
Câu chuyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Bên cạnh đó, trong truyện cũng đã sử dụng đan cài rất thành công các chi tiết tưởng tượng độc đáo và giàu ý nghĩa như (cây đàn thần, niêu cơm thần, …).