/tmp/bnsez.jpg
Câu 1 (trang 104 sgk Văn 8 Tập 1):
Tên văn bản, tác giả | Thể loại | Phương thức biểu đạt | Nội dung chủ yếu | Đặc sắc nghệ thuật |
Tôi đi học (Thanh Tịnh: 1911-1988) | Truyện ngắn | Tự sự | Những kỉ niệm trong sáng của ngày đầu tiên đến trường. | Kỉ niệm sâu sắc được nhìn bằng ánh mắt trẻ thơ, hình ảnh so sánh độc đáo. |
Trong lòng mẹ_Trích Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng 1918-1982) | Hồi kí | Tự sự có xen trữ tình, miêu tả, biểu cảm. | Tình yêu mẹ cháy bỏng và niềm hạnh phúc vô bờ khi được ở trong lòng mẹ. | Miêu tả chi tiết. Các hình ảnh so sánh tiêu biểu. Lời văn tha thiết, cảm động. |
Tức nước vỡ bờ_Trích Tắt đèn (Ngô Tất Tố 1893-1954) | Tiểu thuyết | Tự sự có xen miêu tả, trữ tình, biểu cảm | Bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến thể hiện qua những tên tay sai. Sức phản kháng mãnh liệt của chị Dậu. | Miêu tả diễn biến tâm lí sâu sắc, khắc họa bộ mặt bọn tay sai sinh động. |
Lão Hạc (Nam Cao 1915-1951) | Truyện ngắn | Tự sự có xen trữ tình, miêu tả, biểu cảm. | Số phận đau khổ, bế tắc của lão Hạc, tấm lòng yêu con tha thiết, sự hi sinh tất cả vì con, phẩm chất tự trọng, thanh sạch, đáng kính của lão Hạc. | Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí sâu sắc, kết thúc bất ngờ. |
Câu 2 (trang 104 sgk Văn 8 Tập 1): Những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2,3 và 4
a) Những điểm giống nhau:
– Đều là văn tự sự, là truyện kí Việt Nam hiện đại.
– Đều lấy đề tài về cuộc sống và con người đương thời với tác giả.
– Đều chan chứa tinh thần nhân đạo, tố cáo những gì xấu xa, tàn ác, chà đạp lên cuộc sống của những người bình thường, ca ngợi, trân trọng những tình cảm phẩm chất tốt đẹp của con người.
– Đều viết lối văn hiện đại, chân thực, phản ánh cuộc sống sinh động.
b) Những điểm khác nhau:
– Về thể loại:
+ Nguyên Hồng viết hồi kí,
+ Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết,
+ Nam Cao viết truyện ngắn.
– Về đối tượng:
+ Nguyên Hồng viết về trẻ thơ và người mẹ nghèo thành thị.
+ Ngô Tất Tố và Nam Cao viết về nông dân (Ngô Tất Tố viết về người phụ nữ nông dân còn Nam Cao viết về lão nông dân)
Câu 3 (trang 104 sgk Văn 8 Tập 1):Học sinh chọn một trong ba đoạn
– Em thích nhất nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ và người nhà lí trưởng. Bởi vì chị Dậu là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam yêu chồng thương con, nhưng chị cũng sẵn sàng phản kháng khi cần. Hành động của chị là tự phát nhưng chính là khởi nguồn cổ vũ cho sự đấu tranh của người nông dân Việt Nam. Đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ đem lại sự hả hê cho người đọc khi thấy cảnh chị chàng con mọn một mình thắng hai tên tay sai.
– Em thích nhất nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, đặc biệt là trong đoạn lão Hạc bán cậu Vàng. Lão Hạc là đại diện cho người nông dân lao động chăm chỉ nhưng vẫn nghèo khổ bất hạnh. Con trai lão Hạc vì không đủ tiền cưới vợ mà bỏ đi phu đồn điền cao su mãi không thấy về, lão chỉ có cậu Vàng làm bạn. Khi cuộc sống khó khăn lão phải bán cậu Vàng, lão đã khóc vì trót lừa một con chó. Qua sự miêu tả chân thực về sự đau khổ của lão Hạc, ta càng trân trọng tấm lòng nhân hậu của lão.
– Chú bé Hồng trong truyện “Trong lòng mẹ” là một người con hiếu thảo. Tình cảm của chú bé đối với mẹ làm cho người khác phải cảm động đặc biệt qua đoạn miêu tả tâm lí và hành động của Hồng trong cuộc trò chuyện với người cô. Dù người cô có nói xấu mẹ đến đâu thì Hồng vẫn thương yêu mẹ, căm tức những cổ tục đã đày đọa mẹ và mong muốn được gặp mẹ. Tình mẫu tử thiêng liêng giữa Hồng và mẹ vô cùng thiết tha sâu nặng, thật đáng trân trọng và cảm phục.